Chi phí sinh hoạt của du học sinh ở Nhật Bản và cách tiết kiệm chi phí

border

Bạn đang có ý định đi du học Nhật Bản nhưng chưa hình dung được mức sinh hoạt phí thực tế ở đây như thế nào? Có nhiều ý kiến của người cho rằng chi phí ở Nhật rất đắt đỏ đã khiến bạn cứ mãi đắng đo rồi nhiều lần muốn từ bỏ đi hành trình đến xứ sở mặt trời mọc của mình. Hôm nay Watera sẽ giúp bạn giải tỏa phần nào nỗi bận tâm về chi phí du học Nhật Bản thông qua bài viết dưới đây nhé.

 

 

Phân loại sinh hoạt phí theo từng trường hợp và từng khu vực.

 

Đối với người có công việc làm thêm ổn định ở những thành phố lớn.

Huệ Trình là du học sinh tại Tokyo.

 

1.Tiền nhà.

Thuê nhà ở cách Tokyo 30 phút đi tàu trong nhà có đủ đồ dùng sinh hoạt như: máy giặt, tủ lạnh, bếp gas lò vi sóng… Giá thuê hằng tháng là 80.000 yên (~16.000.000VND) có ở cùng với senpai nữa chia 3 sẽ là 26.000 yên (~5.200.000VND) một tháng.

 

2.Tiền điện.

Vì vừa đi học vừa đi làm nên rất ít khi ở nhà, thường chỉ ở nhà vào buổi tối, nên lượng điện tiêu thụ nhiều nhất là vào ban đêm. Hằng tháng thường mất khoảng 6.000 yên (~1.200.000VNG) , chia ra thì khoảng 2.000 yên (~400.000VND )1 người.

 

3.Tiền gas.

Ở Nhật Bản thì ngoài việc dùng gas vào việc nấu ăn thì hầu như nước nóng trong nhà thì đều được đun từ gas. Vì vậy bình thường dùng gas để nấu ăn thì bạn hết khoảng 1.500 yên (~300.000VND)/tháng. Nhưng khi mùa đông đến thì bạn phải dùng đến nước nóng để tắm rửa vì mùa đông ở đây rất lạnh, có nhiều nơi có tuyết rơi rất dày nữa. Và lúc này tiền gas của bạn có thể tăng gấp đôi hoặc hơn.

Vì chỉ nấu ăn ở nhà, vì vậy nên tiền gas có phần hao tốn hơn tiền điện. Tiền ga thường dao động từ 6.000 yên (~1.200.000VND) mỗi tháng, chia ra thì mình phải trả tầm 2.000 yên (~400.000VND).

 

4.Tiền điện thoại và tiền mạng.

Là 2.300 yên (~460.000VND) 1 tháng có 3G lưu lượng mạng, nếu tháng nào mình có phát sinh cuộc gọi thì phí điện thoại của mình sẽ giao động từ 2.400 – 2.500 yên(~480.000VND~500.000VND) 1 tháng, nếu không gọi ai thì mình chỉ đóng đúng 2.300 yên (~460.000VND) 1 tháng nếu sử dụng điện thoại cho công việc thì có thể mất đến 5000 yên ~ 8000 yên 1 tháng.

 

5.Tiền nước.

Tiền nước mỗi tháng cũng gần như tiền gas, mỗi tháng hết tầm 6.000 yên (~1.200.000VND) chia cho 3 người 2.000 yên (~400.000VND) cho một người. Và hầu như không thay đổi theo mùa mới vì lượng nước dùng không thây đổi mới trừ khi mùa đông lạnh ngại động vào nước thì sẽ giảm được một chút.

 

6.Phí di chuyển.

Sống cách Tokyo khoảng 30 phút đi tàu, phải đi lại bằng tàu điện vào trung tâm Tokyo hàng ngày nên mua thẻ đi tàu tháng của Suica hết khoảng 14.600 yên (~2.920.000VND) tháng.

 

7.Tiền ăn uống.

Nếu tự mua nguyên liệu về tự nấu ăn thì mỗi tháng hết khoảng 30.000 yên(~6.000.000VND)

Không nấu ăn mà ăn cơm hộp và ở quán thì chắc sẽ tốn hơn nhắm khoảng 40.000 yên (~8.000.000VND)

(Huệ tự nấu ăn nhé!!!)

 

8.Các phí khác.

Ngoài các khoản phí trên đôi khi cũng có những phát sinh ngoài như: đồ dùng hàng tháng của con gái, xà bông gội đầu, bột giặt…cũng có lúc sẽ đi ăn uống cùng bạn bè, sinh nhật, mua quà đến nơi làm việc… khoảng 5.000 yên (~1.000.000VND)

 

9.Học phí và lệ phí thi JLPT các kỳ.

1 năm sẽ đóng 750.000 yên (~150.000.000) học phí.

Lệ phí thi JLPT mỗi lần là 5.500 yên (~1.100.000VND)

 

Tổng kết lại thì khoảng chi phí mỗi tháng Huệ Trình xài là gần 116.500 yên (~23.300.000VND), tức là gần một nữa số lương hằng tháng của mình. Và tiết kiệm được khoảng 43.500 yên (~8.700.000VND)

 

Đối với người có công việc làm thêm ổn định ở những thành phố nhỏ.

Ở trường hợp tiếp theo của bạn Quỳnh đang sống và học tập tại Sapporo thuộc Hokkaido phía Bắc của Nhật Bản, thì mỗi tháng cô ấy phải chi những khoảng nào nhé!

Mức thu nhập hàng tháng của Quỳnh là khoảng 130.000 yên 1 tháng (có những tháng có ngày lễ được đi làm thêm giờ).

 

1.Nhà ở.

Tiền nhà 25.000 yên (5.000.000VND) tiền nhà cộng thêm 1.500 yên (300.000VND) tiền thuê đồ nội thất tổng cộng là 26.500 yên (5.300.000VND) 1 tháng. Tuy nhiên mình chỉ ở một mình nên phải tự chi trả hết khoảng này.

Nếu sống ở nhà của trường thuê thì 1 căn sẽ có:

  • 1 phòng ngủ
  • 1 phòng sinh hoạt chung
  • được tặng 1 bộ futon (chăn – gối – nệm)

có nội thất cơ bản sẽ có giá là 25.000 yên (5.000.000VND)

Cộng với tiền thuê đồ (máy giặt, nồi cơm điện, tủ lạnh, bếp gas…) 1.600 yên (320.000VND)

Tổng cộng là 27.600 yên (5.520.000VND) cho 1 tháng, và thường thì sẽ có 2 đến 3 bạn ở ghép với nhau. Chia ra sẽ là 1 người tầm 9.200-14.000 yên (1.840.000VND-2.800.000VND) 1 tháng.

 

2.Tiền điện.

Mỗi tháng khoảng 2.000 yên (400.000VND) cho tiền điện mà thôi.

 

3.Tiền gas.

Mỗi tháng mình tốn khoảng 4.000 yên (800.000VND) 1 tháng.

 

4.Tiền điện thoại và tiền mạng.

Ở Nhật có một loại thiết bị gọi là Wifi cầm tay có thể cầm theo khi ra đường, mỗi tháng mình phải đóng 4.300 yên (860.000VND), mỗi ngày được 7GB lưu lượng mạng.

Điện thoại mỗi tháng mất khoảng phí cố định là 1.100 yên (220.000VND) mà thôi.

 

5.Tiền nước.

Mỗi tháng mất khoàng 2.300 yên (460.000NVD) tiền nước.

 

6.Phí di chuyển.

Mỗi tháng mình chỉ mất tầm 3.000 yên (600.000VND) để đi lại cho những công việc riêng ở xa.

Thường thì phí đi lại này mình tốn nhiều vào mùa đông, vì mùa đông tuyết rơi mình phải đi bằng tàu, những ngày bình thường thì mình thường đi bằng xe đạp.

 

7.Tiền ăn uống.

Nấu ở nhà: 30.000 yên(6.000.000VND)

Ăn ngoài: 40.000 yên (8.000.000VND)

(Quỳnh tự nấu ăn)

 

8.Tiền dầu

Vào mùa đông sẽ mất thêm một khoảng phí “tiền dầu”. 1 bình dầu thường là 18 lít mỗi bình có giá tầm 1.300 yên (260.000VND) mỗi tháng sử dụng  2 bình, mất 2.600 yên (460.000VND) mỗi tháng.

 

9.Các phí khác.

Những khoảng tiền ngoài lề như: quần áo, giày, đồ dùng cá nhân,thuốc men, đi ăn cùng bạn bè… mỗi tháng mình tiêu khoảng 5.000 yên (1.000.000VND)

 

10.Lệ phí thi JLPT vs học phí.

Học phí: 640.000yên (128.000.000VND)

Lệ phí thi JLPT mỗi lần là 5.500 yên (~1.100.000VND)

 

Kết lại thì khoảng chi phí mỗi tháng Quỳnh xài là gần 80.800 yên (~16.160.000VND), tức là gần một nữa số lương hằng tháng của mình. Và tiết kiệm được khoảng 49.200 yên (~9.840.000VND)

 

 

Cách Tiết Kiệm Chi Phí

Dù là thành phố lớn hay nhỏ thì việc tiết kiệm chi phí khi sống ở nước ngoài là một điều cần thiết các bạn ạ! Vậy các bạn đã biết làm thế nào để có thể tiết kiệm chi phí một cách tốt nhất chưa? Cũng từ những chiu sẽ của những bạn du học sinh mà Watera đã được nhận  đó là:

Nhà ở.

Nếu muốn tiết kiệm chi phí cho phần nhà ở, thì việc tìm được nhà giá thấp ở nước ngoài là một điều khá vất vã, nên chúng ta có thể ở ký túc xá của trường hoặc, nhà do trường thuê, vì trường có những mối liên kết lâu dài với những công ty cho thuê nhà nên chắc hẳn sẽ nhận được hổ trợ với giá rẻ hơn bên ngoài. Bên cạnh đó thì chúng ta cũng nên chọn phương pháp ở ghép với những bạn khác, để không chỉ về tiền nhà mà những mức chi phí sinh hoạt khác cũng có thể chia ra cho nhau.

 

Tiền điện.

Về điện thì mình nghĩ hầu hết các du học sinh đều không mất quá nhiều phí vào khoảng này, vì mọi người đa phần rất ít khi ở nhà nên ít khi sử dụng điện. Nhưng để tiết kiệm thêm nữa thì Watera khuyên các bạn nên tắt những thiết bị điện không cần thiết như: vào mùa hè thì chúng ta có thể mở cửa sổ ra khi nấu ăn thay vào đó thì nên tắt máy hút đi. Vào mùa đông thì những bạn ở vùng lạnh nên nên tắt tủ lạnh đi thay vào đó là sẽ bảo quản đồ cần đông ở của sổ hoăc mua thùng xốp về chứa đồ cần đông lạnh và đặt ở genkan (ngay bên trong cửa ra vào)… sẽ tiết kiệm được không ít lượng tiêu thụ điện hàng tháng đâu nhé! ^^

 

Tiền nước.

Không đến nổi phải chứa nước trong bồn tắm rồi tắm lại như lời đồn đâu các bạn nhé! ^^ vì tiền nước ở Nhật cũng không phải đắt đỏ như vàng đâu nên đừng làm vậy. Nhưng “tiết kiệm nước là tiết kiệm điện” ở Việt Nam chúng ta cũng vẫn áp dụng câu nói này, vì nước khá quan trọng trong cuộc sống của chúng ta mà.

Nhưng cũng vì nó khá quan trọng, nên không thể hạng chế bớt đi ở bất kỳ sinh hoạt cần nước nào cả, chỉ có là chúng ta đùng sử dụng một cách hoang phí thôi. Thay vì chúng ta cứ có thói quen tắm ngâm bồn, thì chúng ta nên hạn chế bớt lại, 1 tuần ngâm hết 7 ngày thì chúng ta nên hạng chế lại 1 tuần ngâm 1-2 lần lúc chúng ta thật sự mệt mỏi.

 

Tiền điện thoại và tiền mạng.

Về khoảng này thì ngoài khoảng phí điện thoại cố định hàng tháng, chúng ta nên hạng chế phát sinh những cuộc gọi ngoài mạng. Hoặc hãy đăng ký những nhà mạng vừa cung cấp cả nghe gọi và có cả 4G.

Để chùng ta có thể sử dụng luôn cả mạng khi ra đường, và mỗi tháng chỉ cần đóng 1 khoảng tiền duy nhất đó là tiền điện thoại cố định, không nên sử dụng thêm thiết bị Wifi cầm tay như bạn Quỳnh nếu không thật sự cần thiết, vì như vậy sẽ rất tốn kém, đó là một khoảng tốn không cần thiết.

 

Tiền gas.

Cũng như nước, gas là một khoảng tốn bất khả kháng. Vì hầu hết các hoạt động trong ngày chúng ta đều sử dụng đến gas như:

  • Nấu ăn
  • Tắm giặt
  • Lò sưởi

Nhưng cũng không có nghĩa là không thể tiết kiệm, nấu ăn là 1 vấn đề không thể không có, nhưng khi hâm đồ ăn chúng ta không nên cái nào cũng bắt lên bếp để hâm lại, như vậy vừa tốn gas vừa mất thời gian, thay vào đó những món ăn khô chúng ta có thể cho vào lò vi sống hâm lại, dù sao thì tiền điện vẫn rẻ hơn tiền gas.

Không nên để nhiệt độ máy nước nóng quá cao,nên sử dụng nước nóng ở 27 độ là vừa đủ.

Bên cạnh đó thì rau củ cũng không nên rửa bằng nước nóng, nên dù là rửa rau hay rửa chén đều sử dụng nước nóng. nên mua 1 đôi găng tay nhựa về đeo vào để dùng nước lạnh mỗi khi rửa thức ăn và rửa chén như vậy sẽ vừa tiết kiệm được 1 lượng gas lớn mà cũng tốt thực phẩm tươi  cũng như cho đôi tay của chúng ta nữa!

Về phần lò sưởi thì thay vì dùng gas thì chúng ta nên dùng lò sưởi bằng dầu để tiết kiệm.

 

 

Phí di chuyển.

Đi làm ở Nhật từ 2km trở lên đều hổ trợ phí đi lại. Nên hãy cân nhắc trong việc tìm việc nhé. Hoặc có thể tìm những công việc gần với trường học và nơi ở để tiết kiệm phí đi lại nhé!

Nếu thật sự phải di chuyển bằng tàu xe nhiều chúng ta nên đăng ký vé tháng sẽ tiết kiệm được hơn rất nhiều. Bật mí thêm là vào ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ thì mua vé tàu ngày sẽ rất rẻ đó nhé!

Nếu không có chuyện gì cần thiết hoặc điểm đến không quá xa thì chúng ta nên đi bộ hoặc đi xe đạp, Nhật Bản là một đất nước vừa trong lành vừa đẹp thì việc đi bộ băng qua các con phố, hay chạy xe đạp lòng vòng ngoài đường thì là một sự tậng hưởng đó các bạn ạ!

 

Tiền ăn.

Chúng ta nên chọn cách mua một lần cho một lần đi chợ và hạn chế mua đồ ăn ở các combini, các siêu thị, vì khi mua một lần ở các cửa hàng vừa đỡ mất thời gian, lại có khi nhận được giá ưu đãi nữa.

Phải nắm được khung giờ giảm giá của các siêu thị, trong ngày giờ giảm giá của các siêu thị thường sẽ từ 19 giờ đến 20 giời 30.

Hạn chế ăn ngoài nữa nhé, dù là ẩm thực Nhật Bản rất ngon nhưng nếu một tuần đi ăn ngoài vài lần thì việc tiết kiệm là không thể rồi ^^.

 

Tiền dầu (dùng cho lò sưởi vào mùa đông).

Cứ 18 lít dầu thì sẽ chi ra được 4 bình chứa dầu của 1 máy sưởi lớn, chúng ta nên tự quy định 1 tuần chỉ sử dụng 1 bình. Sử dụng khi nào?

Đó là những lúc chúng ta vừa đi bên ngoài về, hãy bật máy sưởi lên cho đến khi phòng ấm lên thì hãy tắt đi, không nên để chạy xuyên suốt, như vậy vừa tốn dầu vừa không tốt cho cơ thể chúng ta.

Trước khi đi ngủ, chúng ta nên bật lên 1 lúc để ấm phòng rồi tắt, vì chăn nệm ở Nhật khá dày nên chui vào chăn 1 lúc là sẽ ấm, thật sự không cần lò sưởi. Nếu bạn nào chịu lạnh kém thì nên mua thêm 1 chiếc nệm điện đặt dưới nệm để ngủ (nệm điện rất ít hao điện nên đừng lo nhé), nhưng cũng không nên để nguyên đêm sẽ rất nguy hiểm.

 

Các phí khác.

Đây là khoảng chi phí mà các bạn hoàn toàn có thể chủ động, tốn ít hay nhiều là do mỗi người mà thôi. Các bạn hãy tự nghĩ cách và cân chỉnh cho hợp lý với khả năng của bản thân nhé! ^^

 

Kết luận.

Trên đây là những chia sẽ cụ thể về mức ch phí của từng cá nhân ở 2 vùng khác nhau và phương pháp chi tiêu cũng như cách tiết kiệm mà Watera muốn gửi đến các bạn. Mong rằng sau khi xem qua bài viết này các bạn sẽ rút ra cho mình được những kinh nghiệm về cách chi tiêu khi du học ở Nhật Bản nhé.

Xin chân thành cám ơn và hẹn gặp lại ở những bài viết sau nhé!

Vài Lời từ Shige

Để tiết kiệm chi phí hãy đến các shop 100 yên hoặc heiten của siêu thị sẽ mua được sản phẩm với giá rẻ nhất.

LIÊN HỆ

Bài viết liên quan

Làm sao để tìm, kết bạn với người Nhật?

Xin chào các bạn ! Khi học tiếng nước ngoài thì điều mà ai cũng mong muốn là có thể kết bạn với con người của đất nước đó đúng... Đọc thêm...

Hành trang du học Nhật Bản

“Du học Nhật Bản” là thuật ngữ không còn xa lạ với người Việt Nam. Theo thống kê hiện tại có khoảng 26,439 người Việt đang sinh sống và học... Đọc thêm...

Du học Nhật Bản kì tháng 10 năm 2019 KHÓ? hay DỄ?

Xin chào! Lại là tôi, Shige đây ^^ Kỳ đăng ký du học tháng 10 đã bắt đầu diễn ra rồi nhỉ. Việc được cấp COE (tư cách lưu trú)... Đọc thêm...

Thông tin mới về du học

Lịch nghỉ tết âm lịch của công ty Watera – Du học Nhật Bản 2024

06/02/2024 ~ 14/02/2024 Thông Báo!!!!!! Trước hết, xin chân thành cám ơn tất cả quý khách đã luôn tin tưởng lựa chọn và đồng hành cùng Watera suốt thời gian qua. Đồng thời xin thông báo lịch nghỉ năm mới... Đọc thêm...

Lịch nghỉ tết dương lịch của công ty Watera – Du học Nhật Bản 2024

Thông Báo!!!!!! Trước hết, xin chân thành cám ơn tất cả quý khách đã luôn tin tưởng lựa chọn và đồng hành cùng Watera suốt thời gian qua. Đồng thời xin thông báo lịch nghỉ năm mới của chúng tôi... Đọc thêm...

Kính chúc Khách hàng cùng gia đình một kỳ nghỉ lễ vui vẻ và hạnh phúc!

Hưởng ứng không khí nghỉ lễ 02/09 Watera xin trân trọng thông báo lịch nghỉ chính thức ngày Quốc Khánh 02/09 Lịch sẽ bắt đầu từ thứ Sáu ngày 01/09/2023 cho đến hết thứ Hai ngày 04/09/2023. Từ ngày 05/09/2023 trung tâm bắt... Đọc thêm...

Học viện Nhật Ngữ Hirata tọa lạc tại Fussa thuộc tây Tokyo. Vì nằm gần 1 căn cứ quân sự Mỹ nên môi trường xung quanh mang chút hơi hướng phương tây.Ngoài ra, vì nằm trong khu dân cư đông đúc, đi tới trung tâm Tokyo chỉ bằng 1 chuyến...đọc thêm

Akamonkai là trường tiếng Nhật lớn nhất vùng Nippori Tokyo. Trường có khoảng 1400 học sinh đến từ hơn 40 quốc gia trên thế giới. Nippori nằm trên con lộ thuận tiện nhất Nhật Bản Yamanote, có thể đến bất cứ nơi nào của Tokyo chỉ mất vài phút đến...đọc thêm

Từ 734.400 yên/năm
ISI Chukyo

ISI là một tập đoàn giáo dục sở hữu các trường bao gồm trường tiếng, trường chuyên môn và đại học tọa lạc tại 4 địa điểm Shinjuku, Ikebukuro, Gifu và Nagano. Tổng sinh viên của cả 4 cơ sở là 1700 người đến từ 100 quốc gia trên thế...đọc thêm

Từ 700.000 yên/năm
JCLI Japanese School

Sed ut perspiciatis unde omnis iste natus error sit voluptatem accusantium doloremque laudantium, totam rem aperiam, eaque ipsa quae ab illo inventore veritatis et quasi architecto beatae vitae dicta sunt explicabo. Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eos qui...đọc thêm