Người Việt Nam qua góc nhìn Nhật Bản ~ Góc khuất của sự gia tăng nhanh chóng về việc du học và xuất khẩu lao động~

border

Last Updated on

Người Việt Nam với hy vọng kiếm được thu nhập cao với một Nhật Bản đang có dân số giảm

Số trẻ em được sinh ra năm trước tại Nhật là 940 nghìn bé.  Sự suy giảm dân số tự nhiên là trên 400 nghìn người.  Với tình trạng này thì dự kiến tỷ lệ sinh phục hồi lại là điều không thể, điều này đồng nghĩa với việc sẽ thiếu hụt khoảng 4 triệu lao động trong 20 năm tiếp theo. Hiện tại số người lao động nước ngoài tại Nhật bản đã đạt khoảng 1.280 nghìn người. Trong đó thực tập sinh và du học sinh chiếm 40%. Số người Việt Nam tại Nhật hiện tăng lên một cách nhanh chóng  thay cho vị trí của Trung Quốc trước đây.

Tuy nhiên chế độ và luật pháp đối với người nước ngoài vẫn còn một số vấn đề, trong đó một số trường hợp liên quan đến vấn đề nhân quyền đang ngày càng trở thành vấn đề của xã hội như không thanh toán tiền lương, làm thêm giờ, quấy rối tình dục, bị khinh thường  hay bị kỳ thị vì là người Châu Á. Những người lao động đến Nhật không biết có hiểu được tình trạng như vậy đang xảy ra ở Nhật hay không? Hay là họ thấy nhưng vẫn vờ như không thấy, vẫn quyết định vay nợ để được đến Nhật.

Hiện tại, ước tính có khoảng 200 nghìn lao động đang sống tại Nhật, những người đó  đa số là đến từ các địa phương với nền kinh tế chưa phát triển mà không phải là Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh.

Nơi làm việc của người Việt

Để tận mắt xác nhận việc người lao động Việt có phải đang gia tăng nhanh chóng hay không, tôi đã bắt đầu bằng việc thử xin vào làm tại công ty dịch vụ giao hàng và nơi sản xuất thực phẩm.

Vượt qua sự tưởng tượng của tôi, trong xưởng sản xuất toàn bộ thông báo giải thích về tuần tự công việc hay hạng mục tuân thủ an toàn vệ sinh đều được giải thích thêm bằng tiếng Việt. Người Trung Quốc và Phillipines chiếm số ít trong khi đó bảy đến tám mươi phần trăm nhân viên là người Việt.

Các chức vụ quản lý bộ phận cũng là người Việt có có trình độ tiếng Nhật đảm nhiệm. Còn người Nhật thì giữ chức vụ  thư kí, giám sát công trường, hoặc thay cho vị trí những người nước ngoài trong trường hợp những người đó nghỉ làm.

Lý do của việc được nhiều người chọn lựa

Tại một cơ sở khác thì thông báo tuyển người vẫn đăng tải hằng ngày trên mạng, vào những ngày không đủ người thì thông báo tuyển gấp, lương những ngày đó cũng tăng lên cộng thêm phụ cấp đi lại, và đương nhiên người Việt làm ở đây cũng rất nhiều.

Tôi đã rất ngạc nhiên khi thử hỏi những người Việt Nam tại sao người Việt lại thích làm những công việc như vậy  và được biết lý do trước tiên là vì đây là những công việc  dù không biết tiếng Nhật cũng có thể làm được, thêm vào đó là không có tăng ca và có ngày phép để nghỉ ngơi.

Chế độ của một chương trình thực tập bị cho là bóc lột sức lao động

 

Để đối phó với tình trạng thiếu nhân lực trong khi vẫn duy trì chính sách đóng cửa với người nhập cư, Nhật Bản đã tạo ra một hình thức gọi là “thực tập sinh”, nhận người nước ngoài để đào tạo nghề nhưng thực chất là sử dụng lao động giá rẻ. Chính sách tiếp nhận sinh viên theo dạng thực tập sinh được bắt đầu từ năm 1993. Quy mô mở rộng ở 77 ngành nghề khác nhau như nông nghiệp, xây dựng, y tế với thời hạn thực tập kéo dài tối đa 5 năm. Theo cơ cấu của tổ chức hợp tác nghiên cứu sinh quốc tế (Jitco) thì Nhật Bản chấp nhận 96,4% tu nghiệp sinh đi theo dạng nghiệp đoàn, 70% trong số đó làm việc cho các doanh nghiệp nhỏ với từ 19 nhân viên trở xuống. Cuối năm ngoái lượng tu nghiệp sinh tại Nhật là 274.000 người gấp 1.8 lần so với 4 năm trước.

Đối với loại hình quản lý này có những mặt trái vẫn còn tồn tại đó là các công ty Nhật không trực tiếp thuê thực tập sinh mà thông qua một hệ thống trung gian.

Hầu hết các thực tập sinh đều phải chi hàng ngàn đô la tiền phí môi giới trước khi họ có thể đến Nhật Bản. Điều đó phụ thuộc vào từng doanh nghiệp quy định mà giao động từ 80 đến 200 triệu. Thị thực của người lao động gắn họ với một công ty duy nhất và nếu gặp phải các ông chủ xấu, các thực tập sinh cũng không thể tự động từ bỏ công ty này để sang công ty khác. Họ không thể thay đổi công việc, và nếu trở về nhà thì sẽ mất tiền phí môi giới.

Ngoài ra theo báo cáo của Bộ y tế, lao động và phúc lợi đã chỉ ra hơn  70% các công ty đang vi phạm về tiêu chuẩn an toàn lao động, tiêu chuẩn vệ sinh, tiền lương, và các phúc lợi mà người lao động đáng lẽ phải được hưởng. Người lao động phải làm việc trong nhiều giờ liền nhưng tiền lương nhận được lại không xứng đáng, hoặc quá thấp so với quy định.

Du học sinh

 

 Chính phủ đã có chính sách mở cửa cho những người ngoài mục đích học tập để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn lao động thì không còn cách nào khác chính phủ phải tiếp nhận thêm du học sinh đến từ các nước, cho dù hiện tại số lượng những người đến Nhật với mục đích để học là rất ít. Hiện nay, du học Nhật Bản đang bắt đầu đẩy lên cao trào, nhiều sinh viên nuôi mộng sang Nhật du học tự túc, vừa học vừa làm với thu nhập cao ngất ngưởng.Chính vì thế mà hiện tại lượng sinh viên Việt Nam tại Nhật đã vượt qua Trung Quốc đạt kỷ lục 75.000 người.

Tại Việt Nam thì hoạt động của các trung tâm du học Nhật cũng thật sự bùng nổ. Số lượng du học sinh mỗi năm tăng thêm 10.000 người. Sinh viên được phép làm thêm 28 tiếng một tuần và được hỗ trợ tìm kiếm các nơi đang cần người.

Khác với tu nghiệp sinh không được phép chuyển việc và phải phụ thuộc vào nghiệp đoàn, thì du học sinh được phép lựa chọn công việc làm thêm một cách tự do, khi học lên cao đẳng, đại học hoặc các trường chuyên môn thì cũng có thể tiếp tục ở lại Nhật. Tuy nhiên có không ít du học sinh phải tự mình chi trả học phí cũng như tiền sinh hoạt sau khi đến Nhật nên việc sinh viên làm quá 28 tiếng là khá phổ biến. Thị thực cho du học sinh là 1 năm 3 tháng, hết hạn thị thực thì phải gia hạn, cục xuất nhập cảnh điều tra, nếu không đủ điểm chuyên cần đi học, hồ sơ có vết nhơ sẽ không được gia hạn. Chính vì vậy để đảm bảo việc được phép lưu trú thì sinh viên phải lên lớp vào ban ngày và chỉ có thể làm vào buổi tối.

Cố gắng để không phải ghét Nhật Bản

Người nước ngoài đến từ Philippines, Iran, Thái Lan, Trung Quốc và đặc biệt là Việt Nam hiện tại đã thay đổi rất nhiều vị trí của họ trong xã hội Nhật. Nhật Bản không thể tồn tại mà không có sự hiện diện của người nước ngoài. Chính phủ nên nhìn nhận lại chế độ tiếp nhận một công dân sinh sống tại Nhật chứ không phải là một người lao động, người Nhật cũng phải thay đổi nhận thức để cùng với người nước ngoài sống trong một xã hội bình đẳng. Có như thế thì Nhật Bản sẽ trở thành nơi thu hút đối với tất cả mọi quốc gia, và các trường hợp ghét Nhật Bản sau khi lao động hay du học trở về cũng sẽ không còn nữa.

Vài Lời từ Shige

Cho dù là thực tập sinh hay du học sinh đi nữa thì hãy tìm hiểu trước cho mình thật kỹ tất cả thông tin nhé!

LIÊN HỆ

Bài viết liên quan

Tình hình du học sinh Việt Nam năm 2015

Xin chào! Tôi là Shige! ( ´艸`)   Gần đây số người Việt Nam du học Nhật Bản đang bùng... Xem thêm...

Học Bổng

Xem thêm...

Du học Nhật Bản năm 2020

Xin chào mọi người! Tôi là Shige đây! Lần này, tôi muốn khái quát một vài vấn đề về du... Xem thêm...

Thông tin mới về du học

Lịch nghỉ tết âm lịch của công ty Watera – Du học Nhật Bản 2024

06/02/2024 ~ 14/02/2024 Thông Báo!!!!!! Trước hết, xin chân thành cám ơn tất cả quý khách đã luôn tin tưởng... Xem thêm...

Lịch nghỉ tết dương lịch của công ty Watera – Du học Nhật Bản 2024

Thông Báo!!!!!! Trước hết, xin chân thành cám ơn tất cả quý khách đã luôn tin tưởng lựa chọn và... Xem thêm...

Kính chúc Khách hàng cùng gia đình một kỳ nghỉ lễ vui vẻ và hạnh phúc!

Hưởng ứng không khí nghỉ lễ 02/09 Watera xin trân trọng thông báo lịch nghỉ chính thức ngày Quốc Khánh 02/09 Lịch... Xem thêm...

Từ 700 yên/năm
Kaka language school

Sed ut perspiciatis unde omnis iste natus error sit voluptatem accusantium doloremque laudantium, totam rem aperiam, eaque ipsa quae ab illo inventore veritatis et quasi architecto beatae vitae dicta sunt explicabo. Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eos qui...đọc thêm

Từ 783.000 yên/năm
ISI Language College

ISI là một tập đoàn giáo dục sở hữu các trường bao gồm trường tiếng, trường chuyên môn và đại học tọa lạc tại 4 địa điểm Shinjuku, Ikebukuro, Gifu và Nagano. Tổng sinh viên của cả 4 cơ sở là 1700 người đến từ 100 quốc gia trên thế...đọc thêm

Từ 700.000 yên/năm
MEROS Language School

Sed ut perspiciatis unde omnis iste natus error sit voluptatem accusantium doloremque laudantium, totam rem aperiam, eaque ipsa quae ab illo inventore veritatis et quasi architecto beatae vitae dicta sunt explicabo. Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eos qui...đọc thêm

Trung tâm văn hóa Edo được thành lập từ năm 1984 với hơn 10.000 lượt học sinh đến từ 70 quốc gia trên thế giới. Dù nhiều trường vẫn mang danh là nằm tại Tokyo nhưng thực chất Tokyo rộng lớn hơn chúng ta suy nghĩ rất nhiều. Nghĩa là...đọc thêm