Liệu Nhật Bản dễ sống hay khó sống?

border

Xin chào mọi người!

Đối với mọi người, Nhật Bản là một đất nước phát triển, văn minh, lịch sử đúng không nào! Ai ai đến Nhật cũng đều khen rằng nơi đây thật hiện đại, sạch sẽ.

Vậy nếu sống ở Nhật sẽ rất tuyệt vời?

Có từ ngữ là “Sốc văn hóa”, vì thế mà khi tôi qua du học đã có thay đổi một chút suy nghĩ, và tôi nghĩ tôi muốn chia sẻ với các bạn những điều có thể làm các bạn ngỡ ngàng khi qua nước Nhật.

Liệu Nhật Bản dễ sống hay khó sống? Hãy cùng tìm hiểu văn hóa của họ nhé^^

 

Văn hóa chào hỏi

Thật ra không nói thì tôi tin rằng các bạn cũng đã biết hết rồi, văn hóa chào hỏi nhau của Nhật là một nết văn hóa dường được cả thế giới nểu phục.

  • 「おはようございます!」Chào buổi sáng.
  • 「こんにちは!」Chào buổi trưa (Xin chào)
  • 「こんばんは!」Chào buổi tối

Đây là 3 câu nói không thể thiếu trong 1 ngày khi ở Nhật, phải nói nó là 1 thói quen thần kỳ, khi bạn đến Nhật dù muốn hay không khi bất chợt gặp 1 người tùy vào buổi trong ngày bạn đều sẽ phải nói ra một trong những câu chào này.

Nếu là ở Việt Nam, khi chúng ta không quen hoặc ghét một ai đó thì khi vô tình chạm mặt chúng ta sẽ làm lơ đúng không? Nhưng người Nhật thì khác, dù đó là người họ không thích đi nữa, khi gặp nhau họ vẫn chào nhau.

Đó cũng là lý do vì sao khi đến Nhật, dù trình độ bạn thấp cở nào thì việc phải biết những câu chào hỏi là điều bắt buộc.

 

Trên miệng luôn treo câu 「すみません」

Vì sao tôi lại nói như thế, là vì người Nhật có 1 thói quen rất hay trong việc sử dụng cụm từ này đó các bạn ạ. Khi chúng ta học ở trường lớp thì 「すみません」 có nghĩa là xin lỗi, thì 「すみません」 cũng có nghĩa là xin lỗi nhưng nó lại được dùng rất nhiều trong các trường hợp khác nhau.

Ví dụ như:

  • Khi hỏi đường
  • Khi vô tình đụng phải một ai đó.
  • Khi muốn nói một vấn đề gì đó với đối phương trong lúc đối phương đang bận.
  • Khi nhận một đồ vật từ người khác.
  • Khi ai đó nhặt giúp bạn đồ hoăc giúp bạn làm một việc gì đó.
  • Khi bạn muốn chen ngang một ai đó trong tình huống khẩn cấp.

Và nhiều trường hợp khác nửa.

Bạn đừng lấy làm khó chịu và cho rằng quá phiền phức vì tại sao cứ phải nói Xin lỗi cả ngày, mà khi bạn đã quen với cách nó chuyện và sử dụng nó bạn sẽ biến nó thành 1 câu nói phản xạ tự nhiên và không thể thiếu trong cuộc sống ở Nhật.

 

Ý thức xếp hàng

Điều này thì quá sức là bình thường rồi đúng không? Thế nhưng điều tôi muốn nói ở đây là người Nhật có ý thức xếp hàng trong mọi hoàn cảnh!

Đầu tiên là tại các trạm xe buýt. Khi tôi đợi xe buýt tại sân bay. Tôi đã rất bất ngờ khi người Nhật đã xếp thành một hàng, mặc dù hành lý lỉnh kỉnh nhưng họ không hề xáo trộn, đứng ngồi ồn ào.

Tiếp theo là khi đi ăn tại các quán ăn. Các bạn sẽ rất bất ngờ với việc người Nhật xếp hàng ngay ngắn đợi đến lượt của mình đấy. Tại Việt Nam, một số quán ăn có quy định khách hàng cần xếp hàng đợi đến lượt nhưng số lượng cửa hàng ấy không nhiều. Vì thế mà đến Nhật, nhìn thấy người Nhật xếp hàng từ trong đến ngoài sẽ khiến các bạn cảm phục đấy.

Không chỉ đi ăn mà khi mua đồ ở cửa hàng tiện lợi – combini, cũng có một hàng kẻ sẵn để khách hàng đứng. Do có thói quen này nên khi đi mua hàng tại cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam, các bạn cũng có thể thấy người Nhật họ tự đứng xếp hàng như rằng có một vạch kẻ sẵn vậy.

Lúc đầu tôi cứ quen ở Việt Nam mua xong là ra quầy tính tiền luôn, nhìn lại mới biết có một đường kẻ phía sau, lúc ấy thật ngại quá!^^

 

Bữa ăn

Nếu có cơ hội ngồi cùng bàn ăn với người Nhật các bạn đừng quen thủ tục

Nói 「いただきます」đây là cụm từ mang nhiều ý nghĩa, nhưng nói trong bữa ăn thì chúng ta có thể hiểu nôm na là Chúc bửa ăn ngon miệng trước khi ăn và nói 「ごちそさまでした」có nghĩa là Cám ơn vì bữa ăn ngon. Sở dĩ gọi là thủ tục vì ở mỗi bữa ăn tại Nhật dù là ăn một mình hay có người ăn cùng người Nhật đều nói 2 cau ấy, như một cách thể hiện sự trân trọng bửa ăn của mình.

Nên để hòa nhập được vào văn hóa của người Nhật thì 1 trong những điều chúng ta nên tập làm quen đó là văn hóa trong ăn uống. Lịch sự biết lễ nghĩa trong bữa ăn là 1 điểm cộng trong mắt người khác, thì tại sao chúng ta không tiếp thu đúng không nào! J

 

Khi đi tàu điện và xe bus.

Chú ý khu vực ghế đặc biệt

Trên tàu điện và xe bus của Nhật đều có những hàng ghế ưu tên dành cho: người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em, người khuyết tật và người bệnh. Thường thì những ghế đặc biệt sẽ có màu khác với những ghế còn lại. Trên xe bus thì trên mỗi ghế đều có ghi chú rỏ ràng, còn trên tàu điện thì thường sẽ khó thấy hơn, do đông người, bảng quy định thường ở trên cao, màu ghế của một số tàu chỉ chênh lệch đôi chút nếu là người mới đến Nhật không đễ ý sẽ rất dễ ngồi nhầm. Nếu bị những người xung quanh nhìn mình với ánh mắt kì lạ thì hãy nhanh chóng nhìn lại khu vực ghế mình đang ngồi nhé! J

Không gây ồn ào.

Người Nhật thường dùng thời gian ngồi trên tàu ,xe để ngủ hoặc đọc sách, vì vậy họ rất cần sự yên tĩnh. Nên khi bước lên tàu chúng ta không nên đùa giỡn, nói chuyện lớn tiếng, mở nhạc loa ngoài,… Với trường hợp lở có cuộc gọi khi đang trên tàu chúng ta cũng nên nói nhỏ vừa đủ người bên kia nghe, và nhanh chóng kết thúc cuộc gọi để tránh làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

 

Ngồi gọn gàng.

Ở Nhật phần lớn việc di chuyển của mọi người đều bằng phương tiện công cộng, nên việc chen chút nhau lên 1 chuyến tàu là điều mà chúng ta sẽ nhìn thấy mỗi ngày, nhưng người Nhật không giống như người Việt chúng ta, nếu lên tàu, vị trí ghế ngồi cùa 2 người nhưng bạn vô ý ngồi ở giữa, trường hợp là ở Việt Nam người ta sẽ kêu chúng tau ngồi gọn lại rồi họ sẽ ngồi xuống vị trí còn lại, nhưng người Nhật  thìrất hiếm thấy có người làm vậy hầu hết họ sẽ im lặng và đứng. Nên khi ngồi xuống vị trí nào chúng ta cũng nên để ý một chút để tránh gây ra ấn tượng là người mất lịch sự trong mắt người Nhật nhé.

 

Không ăn uống trên tàu, xe.

Hãy tưởng tượng khi bạn đang ngồi đọc sách trên tàu thì bên cạnh có một người cứ ăn uống nhồm nhoàm liên tục thì cảm giác sẽ ra sao? Chắc chắn là  sẽ khó chịu lắm đúng không? Tôi nghĩ người Nhật hay người nước nào cũng sẽ cảm thấy như vậy thôi, tàu xe là nơi công cộng nếu cúng ta cứ vô tư ăn uống như vậy sẽ rất là phản cảm đúng không nào? Kể cả khi đi trên đường cũng vậy chúng ta nên hạn chế sẽ tốt hơn!

 

 

Xe đạp

Tại Nhật có 2 điều hay về xe đạp mà tôi muốn chia sẻ.

 

Thứ nhất là sau khi mua xe hay nhận xe thuộc về mình

Sau khi mua xe hay nhận xe thuộc về mình thì cần phải đăng ký chính chủ! Chi phí là 500 yên. Người Nhật hầu hết điều khiển xe hơi, xe đạp nên việc quản lý này sẽ giúp ích trong những việc như chạy xe đạp khi say, vừa cầm dù vừa chạy xe, chạy xe ăn cắp… Bạn tôi đã từng bị phạt vì chở 2 người đấy! Ở Nhật cũng có quy định không chở nhau bằng xe đạp nha các bạn^^

 

Điều thứ hai là chạy xe trên vỉa hè.

Nghe qua thì thấy thật thích đúng không^^

Xe đạp ở Nhật hầu hết sẽ chạy trên vỉa hè và hạn chế chạy dưới lòng đường. Tôi cũng cảm thấy thật an toàn nếu như được chạy trên vỉa hè như thế. Tại Việt Nam thì xe đạp chỉ có thể chạy dưới lòng đường thôi nên rất nguy hiểm.

Tuy nhiên chạy trên vỉa hè cũng có điểm không hay vì người đi bộ khá nhiều. Nếu bạn không khéo léo điều khiển thì khả năng trễ giờ và đụng trúng người sẽ cao đấy.

Về nơi đậu xe, không phải chạy trên vỉa hè là được ưu tiên dựng xe lung tung đâu nhé! Tại Nhật đều có quy định về nơi để xe đạp, nếu bạn để không đúng quy định thì sẽ nhận ngay một chiếc vé phạt, có khi còn bị tịch thu cả xe, phải đi chuộc về và tốn phí đấy.

Vì thế hãy cẩn thận trong việc điều khiển và để xe đạp nhé!

 

 

Đi thang máy

Người Nhật rất có ý thức trong việc đi thang máy.

Các bạn sẽ thấy họ chỉ đứng về một bên, trái hoặc phải chứ không đứng lộn xộn.

Lý do là vì một bên còn lại sẽ dành cho những người đang vội.

Có lẽ vì thế mà kể cả khi không đông người, họ vẫn tạo một bên để phòng khi có ai gấp.

Trong thang máy hộp đều có người hướng dẫn hoặc máy đọc hướng dẫn tự động. Vì thế mà các bạn sẽ không còn lo lắng khi đang bận bấm điện thoại hay cột dây giày mà không nhìn được số tầng nhé^^ Trong trường hợp thang máy đông và bạn đứng tận trong cùng thì cũng đừng lo, chỉ cần bạn xin đi nhờ là tự động những người trong tháng máy sẽ bước ra ngoài và đứng gọn về một bên hoặc nép gọn để bạn kịp di chuyển. Quả là thật chu đáo phải không nào^^

 

 

Ăn đứng

Một số quán ăn tại Nhật thực khách sẽ ăn trong tư thế đứng. Một số bạn đi ăn thắc mắc là tại sao quán này chẳng có ghế, thế mà vẫn có người ăn nườm nượp.

Đó là những tiệm mỳ nhỏ trong và ngoài ga tàu. Giá một tô mỳ ở những chỗ này cực kỳ rẻ, hầu hết là nhân viên công chức sẽ ghé vào đây ăn nếu như buổi sáng chưa kịp ăn hoặc buổi tối sau khi đi làm về vào đây làm một tô cho đỡ đói^^ Tô mỳ cũng rất đơn giản nhưng đủ cho bạn năng lượng làm việc đấy!

Tuy đứng không thoải mái lắm nhưng cũng có nét thú vị là bạn có thể di chuyển tùy ý hoặc khoảng trống sẽ được nhiều lên để có thể có nhiều người cùng dùng bữa.

 

 

Những điều về rác

Phân loại rác

Khi bỏ rác ở Nhật bạn cần phân loại thật rõ ràng. Rác cháy được, rác không cháy được, lon nhựa, lon thiếc, nắp chai, giấy báo… Khi bỏ rác cũng cần tráng nước qua nữa đấy. Lưu ý là nếu bạn phân loại sai sẽ không được thu rác và có khả năng bị dán giấy nhắc nhở buộc phải phân loại lại đấy!

Mỗi ngày sẽ thu một loại rác khác nhau. Tại các chung cư hay nhà ở sẽ có một vị trí để bỏ rác, xung quanh sẽ có rào chắn vì ở Nhật có rất nhiều quạ. Nếu không che chắn cẩn thận là mọi thứ sẽ rất lộn xộn đấy!^^ Trong khu vực bỏ rác cũng có phân chia góc bỏ rác khác nhau để người thu rác có thể thu dọn rác theo ngày một cách nhanh chóng.

 

 Đường không thùng rác

Bước trên các con đường ở Nhật các bạn sẽ khó tìm thấy được một chiếc thùng rác. Thế mà đường lại không hề có rác vương vãi lung tung. Điều đó chứng tỏ ý thức giữ gìn vệ sinh của người Nhật rất cao.

Nếu bạn đi ra ngoài và lỡ uống hết một ly nước mới mua hay ăn hết một gói bánh nhưng không tìm thấy thùng rác để bỏ vào thì bạn bắt buộc phải cầm chiếc ly hay bịch giấy ấy suốt thời gian cho đến khi tìm thấy thùng rác. Tuy nhiên vì đường phố Nhật không đặt thùng rác nên các bạn có thể vào cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị để bỏ rác nhé^^

Những nơi tổ chức lễ hội, ban tổ chức sẽ chuẩn bị những bịch rác lớn hoặc vị trí bỏ rác, điểm đặc biệt ở đây là sẽ có người đứng thu rác nhé. Vì cần phải phân loại rác rõ ràng nên không thể để mọi người bỏ rác tự do, chính vì thế mà cần có người thu từng loại rác. Điều này khiến tôi rất an tâm vì rác sẽ được phân đúng cách và hạn chế mất thời gian.

 

Khu vực chỉ dành cho người hút thuốc lá

Một gói thuốc tại Nhật không phải rẻ, tầm 450 yên (90.000đ) thế nhưng số lượng người hút thuốc lá tại Nhật vẫn khá cao. Già trẻ, nam nữ đều hút thuốc. Có lẽ cuộc sống căng thẳng bộn bề khiến họ có thói quen từ khi còn trẻ cho đến khi già. Trung bình một người có thể hút hơn 8 điếu/ngày. Đây là một điểm không tốt của Nhật mà nhiều bạn du học sinh không thích khi nhìn thấy đâu đâu cũng có người hút thuốc lá.

Vì nhiều người hút thuốc nên tại các ga tàu đều có khu vực riêng tách biệt. Mọi người có thể thoải mái hút và ở đây cũng trang bị thùng gạt tàn rất lịch sự. Kể cả tàn thuốc người Nhật cũng có ý thức sạch sẽ nhỉ^^

Ngoài ga tàu thì tại các nhà hàng, cửa tiệm sẽ có phòng dành cho người hút thuốc. Các bạn nào không thích khói thuốc sẽ yên tâm thưởng thức món ăn mà không lo mùi khó chịu nhé. Một số nơi còn có biển cấm hút thuốc nên hoàn toàn an toàn ạ.

 

Hạn chế dùng túi nilon một cách đáng kể

Bạn sẽ cần có thói quen mang túi vải hoặc chuẩn bị thật nhiều tiền lẻ. Tại sao tôi lại nói như vậy?

Tại một số siêu thị tại Nhật, bạn sẽ phải tự bỏ đồ vào túi nilon. Ngoài ra một số nơi còn không cung cấp túi nilon mà bạn buộc phải mua nếu cần. Giá tầm 5 yên (1.000đ) trở lên tùy kích thước. Nhận thấy việc mỗi lần đi mua hàng lại mua thêm túi là không khả quan nên người Nhật cũng có thói quen mua một chiếc túi vải xếp gọn. Tùy chất liệu, kiểu dáng và kích thước sẽ có giá từ 300 yên ~ 1000 yên (60.000đ ~ 200.000đ)

Khi tôi đi siêu thị mua đồ, tôi đã ngạc nhiên khi đồ không được bỏ sẵn vào túi nilon mà tôi phải mua túi nếu muốn. Có lúc tôi muốn tiết kiệm nên chỉ cầm tay mang về đấy^^

 

 

Kết

Thật ra đối với câu hỏi [Nước Nhật có khó sống hay không?]  Thì nếu bạn là người khó hoặc không thể thích nghi với môi trường mới, tôi xin trả lời là [CÓ]. Vì nếu bạn là người không chấp nhận sự thay đổi thì không chỉ là Nhật Bản, dù là ở tại nước nhà khi bạn chuyển từ vùng này sang vùng khác bạn cũng sẽ thấy rất khó sống, chứ không nói thể đến nước ngoài.

Ví dụ bạn là người miền nam của Việt Nam mà phải chuyển ra Huế để sống và làm việc thì giai đoạn đầu cũng chẳng khác gì bạn đang ở nước ngoài cả, không thể hiểu họ nói gì, và phong tục vùng miền cũng khác hoàn toàn không thích ứng kịp là điều binh thường.

Vậy nên qua những điều tôi chia sẻ trên đây thì hy vọng các bạn không nhận thấy Nhật Bản là nước khó sống^^ Nhiều người thấy người Nhật sao thật quy tắc, gần như phải rập khuôn. Tuy nhiên sống ở Nhật sẽ rèn cho chúng ta ý thức trong mọi việc, cho bản thân và cho cả người khác. Đúng là học hỏi văn hóa Nhật Bản rất là thú vị đúng không nào! Hãy vứt bỏ lo lắng và cùng nhau Nhật tiến thôi!!!!

Vài Lời từ Shige

Một lúc nào đó tôi cũng muốn giới thiệu về chủ đề sốc văn hóa khi tôi lưu trú tại Việt Nam(^^)

LIÊN HỆ

Bài viết liên quan

Bằng năng lực Nhật ngữ không thể mua được

Xin chào! Tôi là Shige! ヽ(´3`)ノ Một trong những điều kiện tiên quyết để du học Nhật Bản là bằng N5. (Tham khảo: điều kiện nhập học) Bạn sẽ bắt... Đọc thêm...

Độ tuổi du học Nhật Bản

Xin chào các bạn. Là tôi, Shige đây !!! Dạo gần đây tôi nhật được khá nhiều thắc mắc từ các bạn có nội dung khá giống nhau đó là... Đọc thêm...

Lộ trình học N5

Xin chào cả nhà! Thi lấy bằng tiếng Nhật là cách để bạn đánh giá khả năng tiếng Nhật của bản thân tốt nhất. Việc luyện thi cũng giúp bạn... Đọc thêm...

Thông tin mới về du học

LỊCH NGHỈ LỄ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/04 – QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 2024

Công ty Watera thông báo lịch lễ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/04 & QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 2024. Dựa theo thông báo chính thức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, công ty tư vấn du học... Đọc thêm...

Lịch nghỉ tết âm lịch của công ty Watera – Du học Nhật Bản 2024

06/02/2024 ~ 14/02/2024 Thông Báo!!!!!! Trước hết, xin chân thành cám ơn tất cả quý khách đã luôn tin tưởng lựa chọn và đồng hành cùng Watera suốt thời gian qua. Đồng thời xin thông báo lịch nghỉ năm mới... Đọc thêm...

Lịch nghỉ tết dương lịch của công ty Watera – Du học Nhật Bản 2024

Thông Báo!!!!!! Trước hết, xin chân thành cám ơn tất cả quý khách đã luôn tin tưởng lựa chọn và đồng hành cùng Watera suốt thời gian qua. Đồng thời xin thông báo lịch nghỉ năm mới của chúng tôi... Đọc thêm...

ISI là một tập đoàn giáo dục sở hữu các trường bao gồm trường tiếng, trường chuyên môn và đại học tọa lạc tại 4 địa điểm Shinjuku, Ikebukuro, Gifu và Nagano. Tổng sinh viên của cả 4 cơ sở là 1700 người đến từ 100 quốc gia trên thế...đọc thêm

ISI là một tập đoàn giáo dục sở hữu các trường bao gồm trường tiếng, trường chuyên môn và đại học tọa lạc tại 4 địa điểm Shinjuku, Ikebukuro, Gifu và Nagano. Tổng sinh viên của cả 4 cơ sở là 1700 người đến từ 100 quốc gia trên thế...đọc thêm

Học Viện giáo dục quốc tế Aoyama tọa lạc tại thành phố Aoyama, thuộc trung tâm Tokyo. Aoyama là một thành phố lớn tập trung nhiều cơ sở, khu dân cư và cửa hàng.  Khoảng cách từ trường đến các địa điểm tham quan nổi tiếng Tokyo như Shibuya, Shinjuku...đọc thêm

Từ 734.400 yên/năm
ISI Chukyo

ISI là một tập đoàn giáo dục sở hữu các trường bao gồm trường tiếng, trường chuyên môn và đại học tọa lạc tại 4 địa điểm Shinjuku, Ikebukuro, Gifu và Nagano. Tổng sinh viên của cả 4 cơ sở là 1700 người đến từ 100 quốc gia trên thế...đọc thêm