Tính cách của người Nhật? Có gì tốt và xấu đối với sự tương đống với người Việt

border

Con người Nhật Bản như thế nào ? 

Người Nhật Bản rất khỏe mạnh, dẻo dai, ngay phụ nữ cũng có thể đứng làm việc cả ngày, nhiều người 70, 80 tuổi vẫn còn hăng hái làm việc, không phải tham tiền mà họ rất giàu, nhưng vì thích làm việc, đến độ thế giới gọi họ là “labor animal” (con vật lao động).

Con người Nhật Bản và tính cách của họ từ lâu đã được xem như là một nét văn hóa truyền thống được thế giới ngưỡng mộ. Là một đất nước lỳ tưởng để theo đuổi con đường học tập và làm việc.

 

Lịch thiệp, tao nhã, tôn trọng đối phương là tính cách đáng để thế giới noi theo!

Đây là xu hướng tính cách đẹp nhất của người Nhật mà các phương tiện truyền thông, sách vở hay nhắc đến. Nhờ xu hướng tính cách này mà người Nhật rất ít khi tranh cãi, họ tôn trọng ý kiến đối phương, không háo thắng để giành phần thắng nhưng vẫn giữ nguyên ý kiến của bản thân.

 

  • Chào hỏi lễ nghĩa, thường dùng kính ngữ, hỏi ý kiến thay vì ra lệnh.
  • Khi từ chối cũng nhẹ nhàng, đứng trên lập trường của đối phương mà hành xử.
  • Tính cách khiêm tốn, điềm đạm.

 

Là những biểu hiện và cách hành xử mà khi chúng ta tiếp xúc với hầu hết người Nhật nói chung.

 

Dù là làm việc gì ở Nhật, thì 1 tuần thường sẽ có 1 lần họp trong buổi họp thì quản lý hoặc nhóm trưởng sẽ phổ biến công việc trong tuần và lắng nghe ý kiến của nhân viên. Dù mình là người nước ngoài và nói cũng không được nhiều nhưng, quản lý chưa bao giờ bỏ qua ý kiến của mình, mình nói rất chậm nhưng mọi người vẫn cố gắng lắng nghe và giúp đở mình.

 

Tỉ mỉ, chi tiết, tinh tế dù là trong công việc hay cuộc sống hằng ngày.

Đây cũng là xu hướng tính cách giúp những công ty kĩ thuật, cơ khí,… của Nhật vươn lên đỉnh cao.

Trong công việc họ luôn đặt ra yêu cầu công việc cao, khi soạn 1 văn bản hay làm 1 công việc nào đó họ đều chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất.

Người Việt Nam chúng ta đa phần tính cách phóng khoáng nên sẽ cảm thấy khó thích ứng. Nên tìm hiểu lí do tại sao cần tỉ mỉ, chi tiết đến vậy. Nếu sếp mang xu hướng tính cách này quá nổi trội thì bạn phải cẩn thận, mỗi lần bị yêu cầu chi tiết nên nhờ sếp giải thích lí do để hiểu cách tư duy. Bạn vừa hiểu lí do, sếp cũng vừa hiểu là không thể áp đặt mà phải giải thích nhé! Hãy nhớ rằng,cấp trên người Nhật rất ít ki nóng giận, họ sẽ lắng nghe và suy xét về đề xuất của bạn, chỉ cần bạn giải thích với họ 1 cách rỏ ràng mà thôi!

 

Tôi làm thêm ở nhà bếp của bệnh viện, mỗi món ăn của bệnh nhân đều được cân đo rất kỷ và chính xác tới từng miligam, và luôn luôn được trang trí thật đẹp mắt. Có những bệnh nhân nhập viện vào ngày sinh nhật, đều sẽ được chuẩn bị 1 phần bánh kem nho nhỏ để chúc mừng, rất dể thương.

 

Công – tư, trách nhiệm, nguyên tắc rạch ròi.

Nhờ tính cách này mà người Nhật có những dịch vụ tốt và tinh thần trách nhiệm cao.

Hầu hết người Nhật luôn tuân thủ theo những qui tắc do xã hội, công ty đề ra. Nếu là sếp, đồng nghiệp thì chỉ liên lạc trong giờ làm việc và chỉ nói về công việc, không ăn uống, đi chơi sau giờ làm việc và ngày nghỉ. Chỉ kết thúc mối giao hữu ở tình đồng nghiệp và ở tại công ty.

Môi trường làm việc chuyên nghiệp, không đặt cảm xúc vào công việc nên cho dù họ có không thích bạn thì họ cũng sẽ không ra mặt, vẫn vui vẻ cùng làm việc khiến đôi bên không khó xử và hoàn thành công việc đúng nghĩa vụ, trách nhiệm.

Nói như vậy không có nghĩa khi hết làm việc với nhau, họ sẽ lạnh lùng xem như “chưa từng quen biết”. Họ vẫn có những buổi ăn uống nhậu nhẹt cùng nhau, nhưng hầu hết là những bửa tiệc đoàn thể. Chỉ là hạn chế những cuộc gặp gở riêng tư ngoài công việc mà thôi.

 

Trong chỗ tôi có 2 cô chú người Nhật không thích nhau nguyên nhân thì t cũng không biết, có lẽ vốn dĩ từ xưa đã vậy, họ ghét nhau ra mặt các bạn ạ, nhưng tôi rất nễ họ ở chổ, dù ghét nhau nhưng quan điểm giống nhau họ vẫn đồng tình đối phương. Bản thân tôi còn không chắc mình có thể làm được như vậy 🙂

 

 

Những tính cách đặc trưng của người Nhật.

 

  • Luôn làm việc theo mục tiêu đã định.
  • Tôn trọng thứ bậc và địa vị. Rất coi trọng tôn ti trật tự.
  • Tiết kiệm, chăm chỉ và có tinh thần trách nhiệm cao.
  • Yêu thiên nhiên và có khiếu thẩm mỹ.
  • Tinh tế, khiêm nhường.
  • Trong kinh doanh người Nhật rất trọng chữ tín và phát triển mối làm ăn lâu dài.
  • Có lòng tự trọng cao.

Tóm lại, chúng ta không thể không thừa nhận rằng một số tính cách truyền thống của người Nhật kể trên đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển hiện đại hóa của Nhật Bản, có ảnh hưởng trực tiếp đến thực tiễn quản lý kinh tế – xã hội. Trên thực tế, nó đã tạo nên cơ cấu đạo đức của xã hội Nhật Bản hiện đại. Và những tích cách đó cũng chính là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, chắc chắn tiếp tục có ảnh hưởng của Nhật Bản trong thế kỷ 21này.

 

 

Tính cách người Nhật có tương đồng với người Việt không?

 

Đầu tiên chúng ta sẽ nhắc đến sự chăm chỉ, cần cù trong công việc.

Đây là đặc điểm rất gần gũi với người Nhật, Việt Nam từ lâu vẫn được biết đến là dân tộc chịu thương chịu khó, nói vui gọi là “con ong chăm chỉ”. ^^ Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn cố gắng làm tới cùng và không bỏ cuộc giữa chừng.

 

 Các bạn biết không, nơi tôi làm việc trước đây có 1 cụ bà 92 tuổi, nhưng bác ấy chưa bao giờ nghỉ làm 1 ngày nào hết, dù cho tàu có ngưng chạy vì tuyết dầy, bác ấy cũng đón taxi để đi làm.

 

Kế đến đó lòng tự trọng cao.

Trong công việc cũng như trong cuộc sống, dù thân thiết tới đâu nhưng người Việt Nam luôn khó lòng tha thứ nếu bản thân bị đối phương xem thường hoặc xúc phạm. Coi trọng cái tôi và muốn người khác cũng tôn trọng mình. Việc bị đem ra so sánh với một người nào đó cũng có thể bị xem là chạm tới lòng tự trọng của người Việt Nam.

Riêng đặc điểm này người Nhật luôn rất thận trọng trong mối quan hệ với người Việt đó

 

Có lần tôi đã vô tình nói câu món ăn của  bác Sato làm đẹp hơn bác Kougou, thế là bác Sato đã nói với tôi Cám ơn! Nhưng không đâu, mỗi người đều có cái đẹp riêng, không ai xấu hơn ai cả

 

Tinh thần cầu tiến là điều không thể không nhắc đến.

Đặc điểm tính cách này có lẽ cũng phần nào đó bắt nguồn từ tính cách chăm chỉ mà ra. Nhìn vào tính cách và nền kinh tế phát triển của nước Nhật chúng ta không có gì bàn cải về tinh thần cầu tiến của người Nhật nửa đúng không nào?

Đối với người Việt, có thể thấy rõ hơn ở người miền Bắc của Việt Nam, trong công việc luôn vươn lên, nỗ lực để tiến lên vị trí cao hơn so với hiện tại. Thậm chí trong cuộc sống có những người dù là một bước cũng muốn hơn người khác. Đây có lẽ là một nét tiêu cực trong tính cách này.

 

Anh đầu bếp chổ tôi làm thêm, dù chỉ là một quán ăn nhỏ thôi, nhưng mỗi ngày khi rãnh là anh ấy lại nghĩ ra 1 cách trang trí mới cho món ăn tráng miệng, anh ấy còn chuẩn bị cả giấy bút để vẽ ra nữa.

 

Tính tiết kiệm là điều mà cả 2 đất nước đều có.

Người Nhật sống rất giản dị, thân thiện với môi trường

Đa số người Nhật đều tiết kiệm, ăn sạch đồ ăn, dùng tiền rất kĩ. Nòi đến đây chắc không ít bạn sẽ phản bác rằng người Việt Nam không có đức tính này, vì hầu hết bề nổi về người Việt được phô ra luôn là những con người sống vì niềm vui bản thân, sống không có tính toán và luôn tiêu pha phung phí.

Nhưng, chúng ta đã quên rồi, nếu người Việt không sống tiết kiệm thì sẽ không có những câu chuyện “những người nông dân cho con đi du học nước ngoài”, chỉ duy nhất một ví dụ nho nhỏ này thôi cũng đủ thấy người Việt Nam sống tiết kiệm đến mức nào.

Vì sao lại nói vậy? Đơn giản là vì cuộc sống ở nước ngoài vất vã và chi phí cao hơn Việt Nam, với thu nhâp của những người nông dân sống bằng tiền vụ mùa hằng năm, để lo được 1 khoảng tiền lớn cho con đi du học là cả 1 vấn đề đúng không nào?

 

Hầu hết người Nhật đều đem cơm theo khi đi làm đó các bạn ạ! Có lần vì dậy muộn tôi vội đi làm không theo cơm trưa nên đã mua mì ly với giá là 153 yên để ăn, người ở chổ làm đã nói tôi là người giàu có đấy ^^

 

 

Du học sinh chia sẽ

 

Nghiêm túc, nhiệt tình, có kỷ luật trong công việc, nhưng không thiếu những tình cảm làm ấm lòng.

Có thể nói nhắc đến người Nhật là chúng ta sẽ nghĩ ngay đến sự nghiêm tức và tính kỷ luật của họ trong công việc. Như trong bài viết có nói [Hầu hết người Nhật luôn tuân thủ theo những qui tắc do xã hội, công ty đề ra. Nếu là sếp, đồng nghiệp thì chỉ liên lạc trong giờ làm việc và chỉ nói về công việc, không ăn uống, đi chơi sau giờ làm việc và ngày nghỉ. Chỉ kết thúc mối giao hữu ở tình đồng nghiệp và ở tại công ty.]

Nhưng không phải bất cứ nơi làm việc nào của Nhật cũng thế.

Cũng có không ít chổ làm việc đầy ấp tình cảm và sự quan tâm. Giống như câu chuyện của bạn Ngọc (du học sinh của Nhật năm thứ 2) chia sẽ dưới đây.

1 tuần tôi chỉ đi làm có 2 ngày, nhưng mỗi lần đến trong tủ tôi đều có bánh kẹo và một tờ giấy note viết vài dòng ngắn gọn như 「ゴックちゃん、これを食べてね!」,rất dễ thương. Hokkaido là vùng lạnh, tôi lại thường uống nước nên tôi đã nấu nước ấm cho vào chai nước suối đem theo đi làm, mọi người ở đó thấy tôi ngày nào cũng uống đúng chai đó nên đã hỏi tôi là có phải Ngọc thích uống nước đó lắm hả?tôi nói là không phải, tôi chỉ sử dụng cái vỏ chai để đưng nước ấm thôi.

Tôi cứ nghĩ câu chuyện chỉ có như vậy, nhưng không ngờ, đến tuần sau đi làm trong tủ tôi đã có 1 bình nước giữ ấm được gói rất đẹp,hỏi ra mới biết mọi người đã góp tiền mua tặng tôi cho tôi, một bác đã nói “từ nay lấy bình đó đựng nước uống, đừng lấy vỏ chai đựng nước uống nữa, không tốt đâu.”  Lúc đó ngoài cám ơn liên tục thì không còn biết nói gì nữa, vì vốn từ không đủ, nhưng thật lòng tôi rất vui và bất ngờ, tôi không ngờ họ lại tốt như vậy.

 

Cũng có không ít người Nhật lại có tính cách không giống với người Nhật, bản thân cần tự nhận xét đúng đắn từng đối tượng.

Vì sao lại nói có những người Nhật nhưng lại không giống như người Nhật?

Cũng như các bạn đã biết, dù ở bất kì nơi đâu trên thế giới cũng sẽ có người xấu người tốt. Nhật Bản cũng không ngoại lệ, dù người Nhật luôn được thế giới ca tụng là những con người sống mẫu mực, thân thiện và nghiêm túc. Nhưng đó chỉ là nhìn chung thôi, thật ra người Nhật hay người Việt cũng đều là con người thôi, chúng ta không nên có sự phân biệt hay kỳ thị lẫn nhau.

Cũng có vài bạn du học sinh kể về câu chuyện gặp người xấu ở Nhật.

 

Nhân dịp này tôi cũng muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện của tôi.

Tôi đến làm thêm cho 1 quán Ramen gần trường vào buổi tối, ở đó tôi cũng chỉ có một mình là người Việt, còn lại là 1 phục vụ người Nhật và 1 đầu bếp người Nhật, ông chủ quán thì chỉ đến quán vào 2 ngày trong tuần, nên hầu hết tôi chỉ làm việc với 2 người còn lại.

Ngày không có người phục vụ mà vắng khách thì ông đầu bếp đuổi tôi ra ngoài lau dọn, mặc dù lúc đến tôi đã lau toàn bộ 1 lần, còn ông ấy ở bên trong mở video game lên xem và múa máy hú hét loạn lên. Dù quán không có khách nhưng chỉ cần tôi lại ghế trong bếp ngồi xuống 1 lúc là ông ấy sẽ ra vừa nói vừa ra hiệu kêu tôi đứng lên, ông ấy hay nói câu “mày tới đây để làm việc không phải để ngồi” (sau này khi hiểu nhiều hơn một chút tôi đã hiểu ra ) dù quán không có khách nhưng tôi vẫn phải đứng ở quầy canh cho ông ấy ở trong xem video game.

 

 

Lời kết

Từ xưa đến nay đức tính của người Nhật luôn là một trong những đức tính được thế giới ca ngợi và noi theo. Một phần những người muốn đến nước Nhật sinh sống cũng là vì hâm mộ những đức tính tốt đẹp của người Nhật.

Nhưng qua câu chuyện của Ngọc, chúng ta nên nhận ra 1 điều rằng, xã hội ngày nay không riêng về viêt Nam hay nước Nhật, mà đâu đâu trên thế giới này đều có tồn tại 2 loại người cơ bản đó là người xấu và người tốt.

Có thể là nước Nhật ngày xưa và nền văn minh của Nhật Bản ngày xưa đã tạo ra những con người có thể con là mẫu mực nhất. Nhưng thời gian trôi qua con người cũng dần thay đổi, tâm tính người và người sẽ càng khác đi.

Ngày xưa chỉ có giết nhau trên chiến trường, nhưng bây giờ chỉ cần tức giận một chuyện nhỏ cũng có thể sát hại nhau, đó là những tin tức mà những năm gần đây chúng ta thường nghe thấy đúng không nào?

Vậy nên việc đánh giá 1 con người không thể thông qua cái nhìn chung của 1 đất nước, mà quan trọng đó là khi tiếp xúc trực tiếp với nhau, họ đối với chúng ta như thế nào.

Nhưng dù sao nhìn chung mà nói, người Nhật vẫn là những người có khả năng quản lý cảm xúc tốt nhất mà tôi biết, bằng chúng là có rất ít những xô xác cải vã không đâu sảy ra như các nước khác.

Nên các bạn du học sinh và các bạn học viên đang có ý định du học Nhật Bản hãy yên tâm nhé, dù là người xấu cũng tồn tại không ít ở Nhật nhưng, người tốt lại chiếm phần đông. Nước Nhật vẫn là 1 nước văn minh, tân tiến nhất nhì thế giới, nếu được lựa chọn đất nước học tập và làm việc thì tôi cũng vẫn sẽ chọn Nhật Bản mà thôi. Các bạn cũng thế nhé! J

Bài viết liên quan

Việc làm thêm tùy thuộc vào năng lực Nhật ngữ

Xin chào! Tôi là Shige ヽ(○´w`○)ノ Có những việc làm thêm cực kỳ khó xin và cũng có nhiều việc đơn lại cực kỳ đơn giản. Đặc biệt, đối với... Đọc thêm...

Cách đi máy bay từ Việt Nam đến Nhật

Xin chào các bạn. Khi tôi viết bài này cũng là thời gian cục xuất nhập cảnh Nhật Bản đang rao riết thông báo kết quả COE (Chứng nhận đủ... Đọc thêm...

Trường hợp có người thân tại Nhật

Xin chào! Tôi là Shige ( ⓛ ω ⓛ *) Có khoảng 20% người chọn du học Nhật Bản vì lý do: "tôi có anh (chị, em) đang học tập... Đọc thêm...

Thông tin mới về du học

LỊCH NGHỈ LỄ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/04 – QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 2024

Công ty Watera thông báo lịch lễ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/04 & QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 2024. Dựa theo thông báo chính thức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, công ty tư vấn du học... Đọc thêm...

Lịch nghỉ tết âm lịch của công ty Watera – Du học Nhật Bản 2024

06/02/2024 ~ 14/02/2024 Thông Báo!!!!!! Trước hết, xin chân thành cám ơn tất cả quý khách đã luôn tin tưởng lựa chọn và đồng hành cùng Watera suốt thời gian qua. Đồng thời xin thông báo lịch nghỉ năm mới... Đọc thêm...

Lịch nghỉ tết dương lịch của công ty Watera – Du học Nhật Bản 2024

Thông Báo!!!!!! Trước hết, xin chân thành cám ơn tất cả quý khách đã luôn tin tưởng lựa chọn và đồng hành cùng Watera suốt thời gian qua. Đồng thời xin thông báo lịch nghỉ năm mới của chúng tôi... Đọc thêm...

ARC Academy được thành lập từ năm 1986 (thời Showa năm 61).ARC trong ARC Academy có nghĩa là "nhịp cầu nối thế giới". ARC Academy đặt trụ sở và chi nhánh ở nhiều vùng của Nhật Bản như Tokyo (Shibuya, Shinjuku), Osaka, Kyoto. Hầu như mỗi chi nhánh đều nằm...đọc thêm

Akamonkai là trường tiếng Nhật lớn nhất vùng Nippori Tokyo. Trường có khoảng 1400 học sinh đến từ hơn 40 quốc gia trên thế giới. Nippori nằm trên con lộ thuận tiện nhất Nhật Bản Yamanote, có thể đến bất cứ nơi nào của Tokyo chỉ mất vài phút đến...đọc thêm

Từ 700.000 yên/năm
MEROS Language School

Sed ut perspiciatis unde omnis iste natus error sit voluptatem accusantium doloremque laudantium, totam rem aperiam, eaque ipsa quae ab illo inventore veritatis et quasi architecto beatae vitae dicta sunt explicabo. Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eos qui...đọc thêm

Học Viện giáo dục quốc tế Aoyama tọa lạc tại thành phố Aoyama, thuộc trung tâm Tokyo. Aoyama là một thành phố lớn tập trung nhiều cơ sở, khu dân cư và cửa hàng.  Khoảng cách từ trường đến các địa điểm tham quan nổi tiếng Tokyo như Shibuya, Shinjuku...đọc thêm