Cách sử dụng chính xác けれどもvà những từ nối liên quan

border

Cách sử dụng trợ từ けれども, がvàけど

Cả 3 từ về cơ bản đều là liên từ được sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày, dùng để nối hai vế câu có ý nghĩa trái ngược nhau. Tuy nhiên khi sử dụng thi hãy chú ý đến những điểm sau đây để có thể sử dụng chính xác nhé.

けどthì được dùng hoàn toàn trong văn nói, và trong giao tiếp thực tế với người Nhật hằng ngày thì bạn sẽ còn bắt gặp thêm ですけど、ますけど、だけど…

Ví dụ:財布を忘れちゃった。けど、お金は持ってるよ。

(Tôi lỡ quên mang ví nhưng mà có mang theo tiền đó.)

Trong khi đó がsẽ được sử dụng nhiều hơn trong văn viết. Thêm vào đó khi sử dụngがtrong văn nói người ta thường sẽ thêm んđằng trước.

Ví dụ: この店で傘をかいたいんですが。

(Tôi muốn mua dù ở cửa tiệm này.)

けれどもthì được dùng trong cả văn nói và văn viết và sẽ sử dụng nhiều hơn trong các trường hợp cần lịch sự.

Ví dụ: すみません、今人手が足りないんですけれどもちょっと手伝ってもらえませんか。

(Xin lỗi , vì hiện tại không đủ người, không biết bạn có thể giúp tôi một chút được không?)

Từ đồng nghĩa với けれども trong  tiếng Nhật

Để nhớ tiếng Nhật một cách nhanh và hiệu quả thì việc nhớ những từ liên quan đến từ mình đang học cũng là một cách rất hay mà được nhiều bạn áp dụng.

Tất cả những từ trên thường rất hay được sử dụng để thể hiện nội dung vế sau mang ý nghĩa trái ngược với nội dung trước đó. Hơn nữa các từ nối trên chúng ta cũng sẽ bắt gặp thường xuyên trong môi trường làm việc cũng như trong đời sống hằng ngày.

Cách sử dụng けれども trong môi trường làm việc

Đa phần trong môi trường kinh doanh người ta sẽ hạn chế sử dụng けれどもmà thay vào đó sẽ là những từ nối khác như là 「しかし」,「見方を変えれば」、「○○にも関わらず」、「ですが」.

 

Tuy nhiên trong nhiều tài liệu văn bản và trong ngôn ngữ kinh doanh hiện đại thì ta vẫn có thể thấy nhiều trường hợp けれどもđược sử dụng bởi người ta ngày càng chú trọng vào cách truyền đạt mang sắc thái nhẹ nhàng nhưng vẫn dễ hiểu đối với người đọc, người nghe.

 

Sự khác nhau giữa けれども và けれど

Về cơ bản thì cả hai từ nối này đều mang ý nghĩa và cách sử dụng giống nhau, tuy nhiên khi sử dụng けれども sẽ mang sắc thái trang trọng và lịch sự hơn so với けれど

Nếu chia theo thứ tự về cách dùng lịch sự thì có thể sắp xếp như sau けれども => けれど=>けど. Trong đó, けれどもlà từ nối thể hiện được sự lịch sự nhất. Ngoài ra chúng ta cũng còn có các từ nối như 、「だけれども」、「だけれど」、「だけど」hoặc「ですけれども」、「ですけれど」、「ですけど」

Cách sử dụng けれども trong văn viết

Trong các trường hợp trang trọng yêu cầu ta phải sử dụng từ ngữ một cách chính xác như trong các bài văn cảm ơn thì các trường hợp viết với  けれども thông thường người ta sẽ thay bằng 「しかし」hoặc là「ですが」, và từ nối hay được sử dụng nhiều nhất để thể hiện ý nghĩa ngược lại đó là 「しかし」

わたしはこのように考えました。しかし、別の見方をすると

(Tôi đã nghĩ giống như thế này, tuy nhiên khi nhìn từ góc độ khác thì…)

このように解釈されているのですが、別の解釈も認められます。

(Có thể giải thích nó giống như thế này tuy nhiên vẫn còn có cách giải thích khác.)

Đặc biệt trong cách diễn đạt theo nghĩa đen, chính vì câu văn sẽ có xu hướng được diễn đạt có một chút hình thức và cứng nhắc nên trong cách diễn đạt này cho dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì người ta sẽ thay 「しかし」cho「けれども」để tạo nên câu văn mang phong cách chỉn chu hơn.

 

Sự khác nhau giữa「けれども」và「しかし」

Không có sự khác nhau nhiều giữa cách sử dụng cũng như ý nghĩa của 「けれども」và「しかし」thế nhưng các trường hợp có thể truyền đạt bằng 「けれども」và「しかし」thì sẽ phụ thuộc vào sắc thái diễn đạt của đối phương hoặc bên thứ 3 mà sẽ có sự khác nhau.

Thông thường trong các trường hợp trang trọng hay trong cuộc sống thường ngày thì đây được xem là một từ nối thể hiện ý nghĩa trái ngược,  tuy rằng nó có mang một chút sắc thái hơi cứng nhắc tuy nhiên nó lại là từ có hình thức nhã nhặn và lịch sự. Tuy nói là vậy nhưng chủ yếu trong hội thoại giao tiếp thì người ta có xu hướng thích sử dụng「けれども」hơn là 「しかし」

 

  Cách sử dụng 「けれども」và 「やはり」

「やはり」có nghĩa là: vẫn ( như trước, như xưa), quả là

Dùng để truyền đạt kết quả xảy ra đúng như những gì đã truyền đạt cho đối phương biết trước đó và cho đến bây giờ kết quả đó vẫn như vậy không thay đổi.

「けれども」được thêm vào một lần nữa truyền đạt cho đối phương về nội dung ở vế trước nhưng kết quả ở vế sau lại mang ý nghĩa ngược lại với những thông tin đã truyền đạt.

試験結果が出ましたけれども、やはり前に言っていたように不合格でした。

(Đã có kết quả của kì thi rồi nhưng quả nhiên là không đậu giống như đã nói trước đó.)
早く家を出ましたけれども、やはり早く着き過ぎました。

Mặc dù là tôi ra khỏi nhà hơi sớm thế nhưng mà quả nhiên là tôi đã đến nơi quá sớm rồi.

 

「けれども」và「場合によると」

現在A国は安定していますが、場合によるとB国の侵略が開始されることが想定されます。

(Hiện tại nước A đang hòa bình thế nhưng người ta đoán rằng nó có khả năng bị nước B xâm lược.)

受験する予定ですが、場合によるとしないことも考えられます。

(Theo như dự định là sẽ có kỳ thi thế nhưng cũng có thể không có.)

Trước tiên「場合によると」và「けれども」đều giống nhau ở điểm là được dùng trong trường hợp để truyền đạt nội dung vế sau mang ý nghĩa ngược lại với nội dung phía trước. Tuy nhiên chính vì khi sử dụng「けれども」thì ý nghĩa phía sau sẽ trái ngược hoàn toàn với vế trước nên nếu so sánh với 「場合によると」(Tùy từng trường hợp) thì nó sẽ mang ý phủ định mạnh hơn.

 

 

 

 

 

 

 

Vài Lời từ Shige

Sau khi học kỹ cách sử dụng けれども thì bạn hãy học thêm nhiều từ nối khác nữa nhé!!

LIÊN HỆ

Bài viết liên quan

【Sự khác nhau giữa で(DE) và に(NI)~ 】Cách sử dụng trợ từ trong tiếng Nhật một cách chính xác.

Trợ từ trong tiếng Nhật là gì ?     Không phải trợ từ nào cũng có thể lược bỏ  Trong văn nói, hội thoại thường ngày thì một số trợ từ... Đọc thêm...

【Du học,tu nghiệp, công việc, hay tình yêu? 】 Hãy cùng nhau tìm hiểu mục đích của việc học tiếng Nhật là gì nhé!!!

Xin chào! Tôi Shige đây! Tôi nghĩ rằng chắc hẳn đang có rất nhiều người “ Học tiếng Nhật nhưng đã bị thất bại…” Có không ít lý do để... Đọc thêm...

【Học tiếng Nhật có dễ dàng】 Với người Việt, tiếng Nhật là ngôn ngữ dễ học? Câu trả lời sẽ là→??? 

Xin chào! Tôi Shige đây! Tôi thật sự rất vui khi dạo gần đây số lượng người học tiếng Nhật đang dần tăng lên nhanh chóng. Tôi muốn những người... Đọc thêm...

Thông tin mới về du học

Thông báo lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2/9/2024

Hưởng ứng không khí nghỉ lễ 02/09 Watera xin trân trọng thông báo lịch nghỉ chính thức ngày Quốc Khánh 02/09 Vì ngày lễ trùng với ngày nghỉ cố định của công ty, nên lịch nghỉ bù của công ty năm nay... Đọc thêm...

LỊCH NGHỈ LỄ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/04 – QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 2024

Công ty Watera thông báo lịch lễ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/04 & QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 2024. Dựa theo thông báo chính thức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, công ty tư vấn du học... Đọc thêm...

Lịch nghỉ tết âm lịch của công ty Watera – Du học Nhật Bản 2024

06/02/2024 ~ 14/02/2024 Thông Báo!!!!!! Trước hết, xin chân thành cám ơn tất cả quý khách đã luôn tin tưởng lựa chọn và đồng hành cùng Watera suốt thời gian qua. Đồng thời xin thông báo lịch nghỉ năm mới... Đọc thêm...

Học Viện giáo dục quốc tế Aoyama tọa lạc tại thành phố Aoyama, thuộc trung tâm Tokyo. Aoyama là một thành phố lớn tập trung nhiều cơ sở, khu dân cư và cửa hàng.  Khoảng cách từ trường đến các địa điểm tham quan nổi tiếng Tokyo như Shibuya, Shinjuku...đọc thêm

Trung tâm văn hóa Edo được thành lập từ năm 1984 với hơn 10.000 lượt học sinh đến từ 70 quốc gia trên thế giới. Dù nhiều trường vẫn mang danh là nằm tại Tokyo nhưng thực chất Tokyo rộng lớn hơn chúng ta suy nghĩ rất nhiều. Nghĩa là...đọc thêm

ISI là một tập đoàn giáo dục sở hữu các trường bao gồm trường tiếng, trường chuyên môn và đại học tọa lạc tại 4 địa điểm Shinjuku, Ikebukuro, Gifu và Nagano. Tổng sinh viên của cả 4 cơ sở là 1700 người đến từ 100 quốc gia trên thế...đọc thêm

Từ 783.000 yên/năm
ISI Language College

ISI là một tập đoàn giáo dục sở hữu các trường bao gồm trường tiếng, trường chuyên môn và đại học tọa lạc tại 4 địa điểm Shinjuku, Ikebukuro, Gifu và Nagano. Tổng sinh viên của cả 4 cơ sở là 1700 người đến từ 100 quốc gia trên thế...đọc thêm