Những kỹ năng nghe và giao tiếp với người Nhật được chia sẽ từ các senpai.

border

Nghe và nói là hai kỹ năng cực kỳ quan trọng cần thiết khi học ngoại ngữ đúng không nào! Nếu như một trong hai kỹ năng này không ổn chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người nước ngoài, cụ thể là người Nhật đúng không nào? Tất nhiên là để có thể giỏi thì cần phải luyện tập thật nhiều. Thế nhưng ở Việt Nam lại không có nhiều cơ hội để cho các bạn luyện tập. Các bạn học ở trường có thầy cô là người Nhật nhưng thời gian luyện tập lại quá ít. Một tuần chỉ có 1, 2 tiết, mỗi tiết lại chỉ tầm 45 phút.

Vậy ngoài giờ học trên trường chúng ta cần học gì? Học như thế nào để nâng cao kỹ năng nghe và nói?

Hôm nay Watera sẽ gửi đến các bạn bài chia sẽ kinh nghệm của các senpai về kinh nghiệm về cách học và cách rèn luyện khả năng nghe nói về tiếng Nhật của mình sau giờ học nhé.

 

「Xin chào!

Tôi là Thu Hiền, hôm nay tôi lại muốn chia sẽ đến các bạn về phương pháp luyện nghe và nói tiếng Nhật của tôi ngoài giờ học trên lớp nhé!

 

Về vấn đề cải thiện kỹ năng nghe

Đầu tiên là các bạn phải hoàn thành tốt bài tập nghe ở trường.

Các bài học nghe ở trường sẽ dựa trên năng lực hiện tại của bạn để bạn có thể làm quen dần với các tốc độ nói. Nếu bạn mới học tiếng Nhật thì tốc độ sẽ khá chậm, khi càng học lên các cấp độ cao hơn như N2, N3 thì tốc độ nói sẽ nhanh hơn. Vì vậy việc xác định tốc độ nghe cũng đóng vai trò quan trọng. Các bài tập nghe hầu như sẽ là điền vào chỗ trống hay câu hỏi trắc nghiệm chọn câu trả lời.

Với bài tập điền vào chỗ trống

Khi nghe đến đoạn đó các bạn sẽ vừa phán đoán và vừa chú ý lắng nghe thật kỹ. Điều đó giúp ghi nhớ cách nhấn đọc phát âm. Vì khi nghe, nếu nghe không rõ các bạn sẽ tua lại, cứ lặp đi lặp lại như vậy các bạn sẽ nhớ rõ hơn cách đọc và lần sau sẽ chú ý dễ hơn.

Với bài tập chọn câu trắc nghiệm

Với bài tập chọn câu trắc nghiệm sẽ giúp các bạn tập nắm bắt nội dung hội thoại. Khi nghe một đoạn thật dài sẽ khó nắm bắt được thông tin, vì vậy mà ta cần đọc trước các câu hỏi để khi nghe có thể chú ý tìm câu trả lời. Kiểu bài tập này cũng giúp các bạn nâng cao kỹ năng phản xạ đấy.

 Đối với các bạn tự học

Đối với các bạn tự học, các bạn có thể tìm kiếm những bài học nghe trên mạng phù hợp với trình độ hiện tại của mình bằng cách làm thử bài tập của từng trình độ.

(Tham khảo bài viết Giáo trình học tiếng NhậtChọn giáo trình học nghe nói)

Sau thời gian làm bài tập thì vào thời gian rảnh rỗi, các bạn hãy xem hay nghe những đoạn nhạc, video nói tiếng Nhật. Đây là cách giúp các bạn quen với phát âm của người Nhật để khi nói chuyện trực tiếp không bị bỡ ngỡ hay phản ứng chậm đấy.

Ví dụ, buổi sáng khi các bạn làm việc nhà, có thể mở một bản nhạc lên vừa nghe vừa làm việc. Các bạn nào có sở thích nghe nhạc hãy vừa nghe vừa đọc lời nhé. Các bạn sẽ hiểu được bài hát nhiều hơn, hiểu được cách người Nhật dùng mẫu câu như thế nào, sẽ rất thú vị đấy ^^ Những bài hát nằm trong bảng xếp hạng cũng thích hợp để nghe đấy!

Buổi tối sau khi làm bài tập

Buổi tối sau khi làm bài tập, hoàn thành công việc, các bạn có thể mở một bộ phim để quan sát, tìm hiểu về hội thoại thường dùng của người Nhật. Khi học cấu trúc, có rất nhiều cấu trúc có ý nghĩa tựa nhau nên nếu xem những đoạn phim như thế này các bạn có thể phân biệt được khi nào thì nên dùng mẫu nào, từ vựng nào hợp lý. Nếu có thể tìm được những bộ phim có phụ đề tiếng Nhật thì sẽ rất tốt.

( Tham khảo bài viết Học nghe học nói từ thực tế để đạt kết quả tốt )

Điều quan trọng trong cách tự học này là các bạn không nên gượng ép nghe bằng được họ nói những gì mà nên nghe một cách thư giãn, thoải mái. Chúng ta chỉ cần quen với cách phát âm, cách nói chuyện đã là yếu tố quan trọng giúp cải thiện kỹ năng nghe rồi.Khi đã dần quen với tốc độ nói của người Nhật rồi thì các bạn có thể thử nghe các bản tin thời sự ngắn để nâng cao mức độ khó nhé^^

 

 

Về vấn đề cải thiện kỹ năng nói.

Luyện tập với bạn bè

Vì ở Việt Nam thời gian để luyện tập với thầy cô, du học sinh người Nhật rất ít nên hầu như các bạn chỉ có thể luyện tập với bạn bè. Vì vậy việc nắm bắt cơ hội gặp gỡ sẽ giúp ích rất nhiều. Có rất nhiều câu lạc bộ học tiếng Nhật, giao lưu nói tiếng Nhật, khi tham gia các hoạt động ấy sẽ giúp các bạn mở rộng mối quan hệ, kiến thức và không còn ngại ngùng mà sẽ phản ứng nhanh hơn khi giao tiếp.

Phải mạnh dạn

Một số câu lạc bộ thỉnh thoảng sẽ có các bạn người Nhật muốn học tiếng Việt tham gia, như vậy chúng ta có thể cùng nhau chia sẻ ngôn ngữ rồi đúng không nào?^^ Vấn đề quan trọng là các bạn không được ngại bắt chuyện mà phải mạnh dạn, tự nhiên nói những gì mình biết, mình đã học. Nếu có sai thì các bạn người Nhật sẽ luôn vui vẻ chỉnh lại cho chúng ta.

Làm thêm

Một phương pháp cuối cùng nữa mà các bạn hãy thử sức khi có thời gian. Đó chính là làm thêm. Có thể làm phục vụ quán ăn, cộng tác viên cho các trang tiếng Nhật để dịch các đoạn phim, đoạn nhạc. Đây là phương pháp học thực tế rất tốt. Các bạn sẽ vận dụng, đồng thời thu nhận rất nhiều kinh nghiệm thông qua công việc. Tất nhiên là phải ưu tiên việc học, chỉ thử khi có thời gian thôi nhé. Ví dụ như vào mùa hè chẳng hạn, các bạn sẽ nghỉ ngơi mà vẫn không quên tiếng Nhật nè!

 

Lời kết

Để nghe và nói tốt cần thời gian luyện tập rất nhiều. Điều đó đòi hỏi bản thân mỗi người phải sắp xếp thời gian học tập, làm việc hợp lý, không nên ngại ngần tiếp xúc mà phải luôn mạnh dạn tham gia các hoạt động giao lưu để có thể trao đổi về ngôn ngữ và văn hóa thật nhiều các bạn nhé!」

 

Hôm nay ngoài Thu Hiền senpai, Watera còn được  nhận thêm một đóng góp chia sẽ từ Dung senpai nữa, mời các bạn củng tham khảo qua cách luyện tập của Dung senpai nhé!

 

「Xin chào!

Mình là Dung!

Điều  may mắn trong đời mình là có cơ hội được du học ơ Nhật Bản, trước khi đến Nhật mình chỉ mới đạt được trình độ N5 nên vè khả năng nghe và nói củ mình ngày đầu đến Nhật là hoàn toàn không có. Thầy cô, người cùng làm việc, người bán hàng… nói gì mình hoàn toàn không hiểu.

 

Kiên nhẫn, chịu khó lắng nghe.

Khi ở trường thầy cô là những người biết được năng lực tiếng Nhật của chúng ta, thầy cô lại có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy nên sẽ biết cách nói cho chúng ta hiểu bên cạnh đó còn có các senpai sẽ giúp chúng ta truyền đạt đến thầy cô.

Nhưng khi đã đi làm thêm, chúng ta phải đối diện với những trường hợp như:

  • Cách nói.
  • Cách phát âm.
  • Cách diễn giải.

Và nhiều vấn đề khác nhau từ những người Nhật làm cùng.

Quan trọng nhất là họ không phải là giáo viên nên sẽ không đủ kiên nhẫn nghe bạn nói hết 1 câu, cũng sẽ có rất nhiều người nhiệt tình chịu nghe và chịu sửa lổi sai cho mình nhưng hầu hết là sẽ lướt qua rồi thôi, khi găp những tình huống này sẽ rất dễ làm cho chúng ta nản lòng, nên sự kiên trì trong giai đoạn đầu là rất quan trọng.

Trước tiên do không thể nhanh nhẹn đáp trả thì chúng ta hãy cố gắng lắng nghe những gì mà người Nhật nói để có thể hoàn thành công việc một cách đúng nhất.

 

 

Phải chịu hỏi.

Nghe thì sẽ rất đơn giản nhưng đây lại là 1 sai lầm mà ai cũng mắc phải (ngay cả mình cũng từng mắc phải lỗi này ^^). Đó là khi thầy cô hoặc người Nhật nói, có những từ chưa từng học nên sẽ không hiểu nhưng vì sợ phiền, ngại vì kỹ năng giao tiếp còn kém sợ rằng có hỏi lại người ta giải thích mình cũng không hiểu nên đã im lặng cho qua, và đó là một sai lầm lớn.

Như đã nói, người Nhật làm cùng không phải ai cũng có sự kiên nhẫn để lắng nghe và giải thích cho chúng ta hiểu, nhưng không có nghĩa là không có, chúng ta vẫn có thể hỏi thầy cô, hỏi những người chịu nghe và chịu giải thích ch chúng ta hiểu.

Theo kinh nghiệm của mình thì hầu hết người Nhật đều rất nhiệt tình, khi chúng ta đạt câu hỏi và nhờ họ giải đáp cũng giống như thể hiện sự tôn trọng của chúng ta đối với họ. Nên việc mạnh dạnh đặt câu hỏi cũng là một điều cực  kì quan trọng để giúp chúng ta nâng cao khả năng nghe nói cũa chúng ta.

 

 

Bắt chước.

Nghe thì có hơi buồn cười, nhưng các bạn hãy nghe thử xem có lý không nhé. Từ lúc còn nhỏ mình đã có sở thích là bắt chước cách nói chuyện của những nhân vật trên phim hoạt hình, thấy ai nói chuyện hay sẽ bắt chước theo giọng điệu của họ, rồi thừ từ thành 1 thói quen, cho đến khi đến Nhật thói quen đó như bản năng khi nghe người Nhật nói, mình hay để ý cách phát âm của họ rồi lúc làm việc một mình, lúc đi trên tàu, lúc nấu ăn, lúc làm việc nhà… mình sẽ lẩm nhẫm lại cách phát âm của họ.

Lúc đi ngoài đường mình cố gắng nghe những người Nhật xung quanh nói chuyện, dù không hiểu nhưng mình luôn lẩm nhẫm theo cách mà họ nói. Cứ như vậy mình dần dần cải thiện được khả năng phát âm, ngoài ra việc bắt chước và lẫm nhẫm lại những từ ngữ lạ, cứ đọc lại theo quán tính rồi tra lại trên tự điển cũng giúp cúng ta cải thiện thêm vốn từ vựng của mình.

 

 

Tưởng tượng.

Hãy thường xuyên tưởng tượng ra một đoạn hội thoại, hãy cố gắng nói một câu thật suông sẻ có đầy đủ, ví dụ như:

  • Quá khứ thì phải có た
  • Hiện tại thì phải cóている

…..chẵng hạn.

Đương nhiên trong quá trình giao tiếp trực tiếp bạn sẽ không phản xạ kịp thời nhưng hãy nhớ lại trường hợp đó, và hãy nghĩ ra câu văn đáp trả hợp lý nhất, tập đi tập lại trong đầu, nếu nói ra thành lời được thì càng tốt (hãy tập luyện nó khi ở một minhh2 nhé ^^) hãy tập đến khi nào có thể nói đến khi lưu loát mới thôi.

Nếu cứ thương xuyên thực hiện như vậy thì có thể năng cao khả năng giao tiếp và có thể nói chuyện lưu loát hơn. Hãy luôn nghĩ trong đầu là “nhất định phải nói hết câu trước khi họ bỏ cuộc không nghe nữa” để làm động lực. ^^

 

Lựa chọn giáo trình.

App ứng dụng

So với những bạn đang học tập trong nước thì những bạn đang học tại nước ngoài như mình có phần bận rộn hơn khá nhiều. Vì một ngày của du học sinh vừa phải đi học và đi làm, đêm về phải hoàn thành bà tập trường giao và học lại bài củ để thông qua các kì kiểm tra của trường thì hầu hết mình điều không có thời gian để tìm hiểu thêm những bộ giáo trình khác ngoài giáo trình mà trường đang dạy.

Mình cũng không thể vừa đi ngoài đường hoặc trên tàu vừa ôm theo giáo trình của trường, nên phương pháp tốt nhất vẫn là chiếc điện thoại trên tay, thay vì cầm điện thoại chơi game hoặc lướt internet  thì đã tải một số phần mền về chokai (nghe) về nghe, vừa nghe vừa lẫm nhẫm theo, rồi đoán xem nội dung nó là gì, có những từ nào mình không hiểu, lập tức tra tự điển.

Hiện tại trên mạng xã hội, trên app ứng dụng của các điện thoại đều có rất nhiều các giáo trình tiếng Nhật khác nhau.

Nhưng app mà mình sử dụng là:

  • 聴解(ちょうかい)=> dùng để nghe lại những bài thi JLPT của nhiều năm về trước (app màu hồng có hình con mèo trắng)
  • 500問題(もんだい)=>Dùng để trả lời câu hỏi về từ vựng và ngữ pháp (app màu xanh lá cây và có tấm biển 500問題)
  • Minder=> Đây chắc hẳn là app được nhiều người biết đến, nó có tất cả các bài học bài nghe. Nhưng mình em đây là 1 app giải trí, mình vào để chơi những game từ vựng.

Lời kết

Vì việc học một ngôn ngữ mới đã là một vấn đề khó khăn, học trong một môi trường xa lạ, vừa học vừa làm lại là một điều vô cùng khó khăn. Mỗi ngày phải chịu áp lực về công việc, văn hóa khác biệt, thời tiết khác biệt, rào cả ngôn ngữ lớn…thì áp lực “phải học tốt” lại càng nặng nề hơn, chúng ta cần phải tự tạo ra cho mình một cách học đơn giản và gần gủi, giúp bản thân nhanh chóng tiếp thu nhất có thể, để giảm tải bớt áp lực và có được kết quả như mong muốn.

Chúc các bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.」

 

 

Kết luận

Được học ở nước nhà, chúng ta có một lợi thế là sẽ được học rất kỹ về ngữ pháp và từ vựng, nhưng ngược lại kỹ năng nghe – nói và phát âm sẽ không bằng những bạn du học trực tiếp ở nước ngoài. Và trái lại những bạn du học nước ngoài sẽ có được kỹ năng nghe nói tốt hơn vì họ có cơ hội giao tiếp trực tiếp với người bảng xứ, nhưng về ngữ pháp sẽ không bằng những bạn được học trong nước, vì phần lớn họ đều phải dành thời gian đi làm, nên việc học ít nhiều cũng sẽ bị lơ là hơn.

Sau khi tham khảo qua chia sẽ của 2 senpai các bạn đã có thể chọn cho mình một phương pháp hợp lý nào chưa? Nhất là những bạn vẫn còn được học tại nước nhà, khi chúng ta còn có nhiều thời gian cho việc học thì hãy không ngừng trau dồi thêm cho bản thân qua những bộ sách mà Hiền senpai đã chia sẽ. Để khi có được cơ hội du học sang Nhật chúng ta sẽ áp dụng những gì đã học vào vốn kinh nghiệm thực tiển của Dung senpai nhé!

Chúc các bạn thành công.

 

Vài Lời từ Shige

Khi tôi học tiếng Anh cũng vậy, tôi đã học nghe và nói rất nhiều từ phim ảnh^^ Titanic là một bộ phim rất tốt để luyện tập đó!

LIÊN HỆ

Bài viết liên quan

Nhật Bản là nước khó sống?

Xin chào mọi người! Đối với mọi người, Nhật Bản là một đất nước phát triển, văn minh, lịch sử đúng không nào! Ai ai đến Nhật cũng đều khen... Đọc thêm...

Chi phí sinh hoạt và cách tiết kiệm

Bạn đang có ý định đi du học Nhật Bản nhưng chưa hình dung được mức sinh hoạt phí thực tế ở đây như thế nào? Có nhiều ý kiến của người cho rằng... Đọc thêm...

Việc làm thêm của du học sinh Nhật Bản

  Xin chào mọi người!   Có thể nói nét đặc trưng nhất của du học Nhật Bản đó là cho phép du học sinh làm thêm. Vì vậy bạn... Đọc thêm...

Thông tin mới về du học

Kính chúc Khách hàng cùng gia đình một kỳ nghỉ lễ vui vẻ và hạnh phúc!

Hưởng ứng không khí nghỉ lễ 02/09 Watera xin trân trọng thông báo lịch nghỉ chính thức ngày Quốc Khánh 02/09 Vì ngày lễ trùng với ngày nghỉ cố định của công ty, nên lịch nghỉ bù của công ty năm nay... Đọc thêm...

LỊCH NGHỈ LỄ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/04 – QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 2024

Công ty Watera thông báo lịch lễ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/04 & QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 2024. Dựa theo thông báo chính thức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, công ty tư vấn du học... Đọc thêm...

Lịch nghỉ tết âm lịch của công ty Watera – Du học Nhật Bản 2024

06/02/2024 ~ 14/02/2024 Thông Báo!!!!!! Trước hết, xin chân thành cám ơn tất cả quý khách đã luôn tin tưởng lựa chọn và đồng hành cùng Watera suốt thời gian qua. Đồng thời xin thông báo lịch nghỉ năm mới... Đọc thêm...

ISI là một tập đoàn giáo dục sở hữu các trường bao gồm trường tiếng, trường chuyên môn và đại học tọa lạc tại 4 địa điểm Shinjuku, Ikebukuro, Gifu và Nagano. Tổng sinh viên của cả 4 cơ sở là 1700 người đến từ 100 quốc gia trên thế...đọc thêm

Akamonkai là trường tiếng Nhật lớn nhất vùng Nippori Tokyo. Trường có khoảng 1400 học sinh đến từ hơn 40 quốc gia trên thế giới. Nippori nằm trên con lộ thuận tiện nhất Nhật Bản Yamanote, có thể đến bất cứ nơi nào của Tokyo chỉ mất vài phút đến...đọc thêm

Học viện Nhật Ngữ Hirata tọa lạc tại Fussa thuộc tây Tokyo. Vì nằm gần 1 căn cứ quân sự Mỹ nên môi trường xung quanh mang chút hơi hướng phương tây.Ngoài ra, vì nằm trong khu dân cư đông đúc, đi tới trung tâm Tokyo chỉ bằng 1 chuyến...đọc thêm

Chào mừng các bạn đã đến với Học viện tiếng Nhật Ohara. Học viện tọa lạc tại trung tâm Tokyo - là trung tâm chính trị, kinh tế, tài chính của Nhật bản, đồng thời là nơi khởi sinh văn hóa trẻ, lưu hành mốt thời trang mới nhất. Tại...đọc thêm