Những thủ tục cần thiết sau khi đến Nhật là gì?

border

Xin chào các bạn!

Quá trình chuẩn bị để đi du học thật sự không đơn giản. Trước khi được trường Nhật ngữ nhận và qua được Nhật Bản bạn cần chuẩn bị rất nhiều cả về tinh thần và vật chất. Thế nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Để có thể hòa nhập vào một môi trường mới để sinh hoạt, học tập, làm việc thì bạn lại cần những giấy tờ cần thiết phải làm sau khi qua Nhật.

Dưới đây Watera sẽ liệt kê sơ lược những điều cần thiết để các bạn không bị bỡ ngỡ nhé^^

 

 

Thẻ lưu trú

 

Thẻ lưu trú có giá trị như giấy chứng minh nhân dân. Trên thẻ sẽ ghi rõ những thông tin của bạn và chi tiết về ngày tháng bạn lưu trú tại Nhật, với tư cách gì… Phía sau thẻ còn có phần để đóng dấu được quyền làm thêm 28 tiếng/tuần. Vì thế hãy chú ý phần này khi làm thủ tục nhập cảnh nhé. Nếu các bạn muốn làm thêm mà không có dấu này là sẽ không xin được việc đâu đấy!

Thẻ này các bạn sẽ được làm tại sân bay và dựa trên giấy lưu trú nhé. Và nếu như quên xin dấu này thì khi đi làm lại tại cục thì sẽ mất thêm rất nhiều thời gian.

Trong suốt thời gian ở Nhật thẻ sẽ có vai trò rất quan trọng trong mọi thủ tục nên bạn cần giữ thật kỹ tránh làm mất.

 

 

Con dấu

 

Vì sao con dấu lại cần thiết?

Tại Nhật Bản, khi cần ký tên xác nhận người ta sẽ dùng con dấu thay vì ký tên. Vì là người nước ngoài nên một số thủ tục chỉ cần có chữ ký là đủ nhưng vẫn có những thủ tục bắt buộc có con dấu. Vì vậy mà một số du học sinh khi qua Nhật vì không biết nên khi làm một số thủ tục đã gặp một chút trục trặc. Bạn của tôi đã gặp khó khăn khi xin việc làm thêm vì chủ quán cần ký tên đóng dấu nhưng lúc ấy vì không biết nên đã không được đi làm ngay đấy !

Đơn giản và rẻ nhất các bạn có thể mua ở shop 100 yên, chỉ 108 yên gồm thuế, tuy nhiên nếu cần thêm sự phức tạp và mang nét riêng biệt để tránh giả tạo thì các bạn hãy ra các cửa hàng con dấu nhé. Tất nhiên là giá cả sẽ mắc hơn rất nhiều. Tùy theo chất liệu sẽ từ 1000 yên ~ 10.000 yên. Và khi làm ở cửa hàng bạn cũng cần có giấy đăng ký con dấu nhé, cũng giống như bạn đang đăng ký độc quyền vậy đó!^^

Cũng có những trường học sẽ hỗ trợ làm con dấu trước khi chúng ta đến Nhật, và khi vừa đến Nhật trường học sẽ cung cấp con dấu riêng cho các bạn luôn, tùy vào từng vùng mà sẽ có mức phí khác nhau. Do chúng ta là du học sinh nên nhu cầu về chất liệu và mẫu mã là không cần thiết nên thường thì trường sẽ đặt những mẫu con dấu bình thường với giá cả phải chăng tầm khoảng 500 ~ 1500 yên mà thôi.

 

Thẻ ngân hàng – thẻ Yucho (Thẻ bưu điện)

 

Tất nhiên là rất cần thiết rồi đúng không !^^

Các bạn có thể gửi tiền về nhà và nhận lương qua thẻ. Ở Nhật hầu hết sẽ trả lương vào thẻ nên trước khi xin việc các bạn phải chắc chắn có một tài khoản ngân hàng tại Nhật nhé.

Tại Nhật ngoài phát hành thẻ ATM thì còn phát hành một quyển sổ tài khoản gọi là 通帳(tsuuchou). Các bạn có thể tự do rút tiền bằng thẻ hay bằng sổ. Nếu rút hay cho tiền vào tài khoản bằng sổ thì các máy ATM sẽ nhập chi tiết thông tin vào sổ nên chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra tài khoản đấy. Thật tiện lợi đúng không nào^^

Các ngân hàng uy tín và thông dụng có thể kể đến như Ngân hàng Yucho (Ngân hàng thuộc bưu điện), ngân hàng Mizuho, MUFG, Sumitomo Mitsui, SBI Sumishin Net, Resona, …

Tuy nhiên những năm gần đây, chính phủ Nhật Bản đã ra quy định mới,chỉ những người nước ngoài sống ở Nhật từ 6 tháng trở lên mới được phép đăng ký thẻ ngân hàng, nên đối với du học sinh và thực tập sinh mới sang Nhật chỉ được phép đăng ký thẻ Yucho.

Trước đây Yucho là ngân hàng phổ biến nhất với du học sinh. Khi làm thẻ các bạn còn được chọn mẫu cho sổ tài khoản nữa đấy. Hình ảnh trên thẻ cũng rất trẻ trung và dễ thương^^

Thông tin hướng dẫn chi tiết các bạn có thể tìm trên mạng hoặc đến hẳn ngân hàng. Nhân viên luôn thân thiện, nhiệt tình hướng dẫn bạn đấy !

 

 

Ký hợp đồng thuê nhà – Đăng ký địa chỉ.

Ký hợp đồng thuê nhà.

Việc đầu tiên khi từ sân bay về đến trường học thì việc đầu tiên cần làm đó là ký hợp đồng thuê nhà hoặc thuê ký túc xá với đại diện của các công ty dịch vụ cho thuê nhà ở.

Lúc này, nếu trường của bạn có ký túc xá thì tùy vào từng trường sẽ có các dạng ký túc xá và mức giá khác nhau, nhưng thường thì ký túc xá của cùng 1 trường sẽ có mức giá giống nhau. Nhưng cúng có một số trường không có hệ thống ký túc xá riêng nên trường sẽ hộ trợ việc bảo lãnh cho chúng ta thuê Apato bên ngoài và thông thường trường cũng chọn một khu Apato cùng nhau cho học sinh trong trường thuê.

Với trường hợp thuê Apato thì trước khi ký hợp đồng các bạn sẽ được lựa chọn mức giá phù hợp, nên đừng lo lắng nhé!

 

Đăng ký địa chỉ

Mỗi công dân sống ở Nhật chỉ được xem là hợp phát khi sau thẻ lưu trú của bạn có đăng ký địa chỉ nơi ở. Sau bước ký hợp đồng thuê nhà tức là bạn đã nhận được địa chỉ cá nhân và vì mới đến Nhật nên trường học hoặc công ty quản lý sẽ chịu trách nhiệm hổ trợ và hướng dẫn bạn cách đăng ký địa chỉ với trụ sở hành chính khu vực (区役所)

Bảo hiểm

 

Bảo hiểm sẽ giúp giảm một phần chi phí khi các bạn khám chữa bệnh tại các bệnh viện tại Nhật. Khi sang Nhật, các bạn cần làm Bảo hiểm sức khỏe quốc dân (国民健康保険 – kokumin kenkou hoken), bất kể người nước ngoài nào có thời gian lưu trú trên một năm đều đủ điều kiện đăng ký sử dụng loại bảo hiểm này, đặc biệt là du học sinh, cần bắt buộc phải đăng ký bảo hiểm.

Địa điểm đăng ký bảo hiểm sẽ là ở Tòa thị chính (市役所 – shiyakusho). Ở đây cũng có nhân viên hướng dẫn chi tiết nên các bạn không phải lo lắng gì nhé.

Tùy vào tư cách lưu trú và chính sách mà các bạn sẽ được miễn giảm tiền đóng bảo hiểm và cần chú ý rằng số tiền ấy sẽ bắt đầu tính từ lúc bạn đến Nhật chứ không phải từ lúc bạn đăng ký.

 

 

Hợp đồng điện thoại

 

Ở Nhật, khi bạn muốn sử dụng một chiếc điện thoại thì không hề đơn giản là chỉ cần mua sim và lắp vào như ở Việt Nam mà bạn cần chắc chắn sẽ sử dụng xuyên suốt sim trong suốt thời gian ở Nhật và phải đăng ký cho chiếc sim điện thoại ấy.

Có 3 nhà mạng lớn là Au, Softbank và Docomo. Khi chọn các bạn cần lưu ý đến giá cước, chất lượng đường truyền và thông tin khuyến mãi nhé.

Cước điện thoại sẽ là cước trả sau và khá phức tạp vì nó bao gồm rất nhiều cước như cước cố định hàng tháng, cước internet, cước dịch vụ, tiền cước gọi điện nhắn tin… Tuy nhiên các nhà mạng sẽ có một số khuyến mãi để giảm bớt tiền cước gọi điện nhắn tin nên các bạn cũng đừng quá lo lắng.

Một hợp đồng điện thoại sẽ kéo dài trong 2 năm và nếu như hết 2 năm mà bạn không có thông báo cắt thì hợp đồng sẽ tự động gia hạn tiếp 2 năm.

Việc chuyển mạng cũng cần cắt hợp đồng và tốn phí. Chi phí khoảng 9500 yên (gần 2 triệu). Khá là tốn kém nên các bạn cần chắc chắn chọn mạng tốt để sử dụng lâu dài nhé !

Trước khi về Việt Nam thì tôi đã phải đi hủy hợp đồng điện thoại và số tiền tôi phải trả là hơn 10.000 yên (2 triệu) đấy. Thật là xót xa quá mặc dù là mỗi tháng cũng có đóng tiền cước mà phải không ?… (⌯˃̶᷄ ﹏ ˂̶᷄⌯)゚

 *Chú ý : Với những bạn du học sinh chưa đủ 20 tuổi sẽ không được đăng ký sim riêng , thì hầu như hiện nay ở các trường đều có hổ trợ đứng tên thay hoặc bảo lãnh cho sinh viên đăng ký sim riêng rồi, nên về phần này các bạn cũng không cần lo lắng nhé.

 

Internet

 

Thời buổi công nghệ hiện đại thì ngoài điện thoại ra, Internet cũng rất quan trọng đúng không^^

Ở Nhật có 2 hình thức bạn có thể lựa chọn, một là lắp đặt mạng dây internet tại nhà và hai là sử dụng pocket wifi của một công ty mạng điện thoại để sử dụng mạng wifi thông qua 4G.

Hình thức thứ nhất thì đắt hơn, đi kèm với tốc độ truy cập rất nhanh và không giới hạn dung lượng truy cập, 1 tháng tầm 3000 ~ 7000 yên (600.000đ ~ 1 triệu 4) cho một modem tùy gói cước.

Hình thức thứ hai thì rẻ hơn khoảng bằng một nửa tới một phần ba và có thể sử dụng ở mọi nơi nhưng tốc độ truy cập cũng chậm hơn, giới hạn dung lượng truy cập là 7GB một tháng, và sau đó tốc độ sẽ trở nên rất chậm.

Tôi có một kinh nghiệm muốn chia sẻ với các bạn về việc đăng ký internet. Khi vừa mới sang Nhật, nơi tôi ở không có lắp đặt mạng sẵn nên tôi cần phải đăng ký càng nhanh càng tốt để làm việc. Khoảng 2-3 ngày sau có một người đến và nói là người từ nhà mạng đến hỗ trợ. Tôi đã nghe tư vấn các gói khuyến mãi và đã đăng ký. Thủ tục hết sức đơn giản chỉ trên chiếc máy tính bảng. Tuy nhiên mỗi tháng sau đó tôi phải trả phí khác với những gì được tư vấn. Khi tôi hủy hợp đồng thì lại không có thông tin gì chính xác về nơi tôi đã đăng ký.

Chính vì thế tôi muốn nói rằng các bạn nên đến hẳn cửa hàng của các nhà mạng để đăng ký. Ở đó bạn sẽ được hỏi và đọc kỹ hơn về các điều khoản.

*Mách nhỏ : Những năm gần đây ở một số trường học có hổ trợ đăng ý lắp đặt Wifi miễn phí cho du học sinh, các bạn nhớ hỏi lại trường trước khi đăng ký Internet riêng nhé ! 😉

 

Kết

Khi bước qua một môi trường mới sẽ cần có những thủ tục và những kế hoạch cần thiết để giúp bạn dễ dàng sinh hoạt, làm việc hơn. Trên đây là những điều cần thiết mà Watera nghĩ bất cứ ai cũng cần phải biết. Các bạn hãy yên tâm trong mỗi thủ tục vì chúng ta sẽ được nhân viên hướng dẫn kỹ càng đấy ! ^^

Vài Lời từ Shige

Tuy thủ tục khá phiền phức nhưng hãy chuẩn bị để hoàn thành mọi thứ trong 1 tuần đầu nhé!(`・ω・´)

LIÊN HỆ

Bài viết liên quan

4 Nhiệt huyết tạo nên Watera

Xin chào! Tôi là Shige!   Tôi là người thích truyền đạt đến mọi người tất cả những điều liên quan đến Nhật Bản từ cuộc sống thường ngày của... Đọc thêm...

Cách đi máy bay từ Việt Nam đến Nhật

Xin chào các bạn. Khi tôi viết bài này cũng là thời gian cục xuất nhập cảnh Nhật Bản đang rao riết thông báo kết quả COE (Chứng nhận đủ... Đọc thêm...

10 đặc trưng của Watera

1,Tỷ Lệ Đậu Visa Lên Đến 100%!!! 100% người du học tại Watera đều an toàn, nhận được giấy lưu trú và visa du học Nhật. Lý do là vì... Đọc thêm...

Thông tin mới về du học

Kính chúc Khách hàng cùng gia đình một kỳ nghỉ lễ vui vẻ và hạnh phúc!

Hưởng ứng không khí nghỉ lễ 02/09 Watera xin trân trọng thông báo lịch nghỉ chính thức ngày Quốc Khánh 02/09 Vì ngày lễ trùng với ngày nghỉ cố định của công ty, nên lịch nghỉ bù của công ty năm nay... Đọc thêm...

LỊCH NGHỈ LỄ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/04 – QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 2024

Công ty Watera thông báo lịch lễ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/04 & QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 2024. Dựa theo thông báo chính thức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, công ty tư vấn du học... Đọc thêm...

Lịch nghỉ tết âm lịch của công ty Watera – Du học Nhật Bản 2024

06/02/2024 ~ 14/02/2024 Thông Báo!!!!!! Trước hết, xin chân thành cám ơn tất cả quý khách đã luôn tin tưởng lựa chọn và đồng hành cùng Watera suốt thời gian qua. Đồng thời xin thông báo lịch nghỉ năm mới... Đọc thêm...

Từ 783.000 yên/năm
ISI Language College

ISI là một tập đoàn giáo dục sở hữu các trường bao gồm trường tiếng, trường chuyên môn và đại học tọa lạc tại 4 địa điểm Shinjuku, Ikebukuro, Gifu và Nagano. Tổng sinh viên của cả 4 cơ sở là 1700 người đến từ 100 quốc gia trên thế...đọc thêm

Chào mừng các bạn đã đến với Học viện tiếng Nhật Ohara. Học viện tọa lạc tại trung tâm Tokyo - là trung tâm chính trị, kinh tế, tài chính của Nhật bản, đồng thời là nơi khởi sinh văn hóa trẻ, lưu hành mốt thời trang mới nhất. Tại...đọc thêm

Akamonkai là trường tiếng Nhật lớn nhất vùng Nippori Tokyo. Trường có khoảng 1400 học sinh đến từ hơn 40 quốc gia trên thế giới. Nippori nằm trên con lộ thuận tiện nhất Nhật Bản Yamanote, có thể đến bất cứ nơi nào của Tokyo chỉ mất vài phút đến...đọc thêm

ARC Academy được thành lập từ năm 1986 (thời Showa năm 61).ARC trong ARC Academy có nghĩa là "nhịp cầu nối thế giới". ARC Academy đặt trụ sở và chi nhánh ở nhiều vùng của Nhật Bản như Tokyo (Shibuya, Shinjuku), Osaka, Kyoto. Hầu như mỗi chi nhánh đều nằm...đọc thêm