Vật giá ở Nhật có mắc không?

border

Xin chào các bạn !

Hôm nay Watera xin chia sẻ với các bạn về một đề tài mà ai cũng quan tâm. Đó là vật giá tại Nhật. Khi bước qua một môi trường mới, làm quen với đồng tiền mới thì hẳn sẽ có một vài bạn không quen, vì thế dựa vào kinh nghiệm từng đi du học Nhật Bản của mình, và những thông tin thu thập được, tôi sẽ chia sẻ trong bài viết phía dưới về vật giá tại Nhật để các bạn tham khảo nhé^^

 

 

Đồng tiền Nhật

 

Để tìm hiểu về vật giá thì đầu tiên cần biết đến đồng yên Nhật.

Tiền Nhật, hay còn gọi là tiền Yên. 1 yên gần bằng 201.59 đồng. Thuế VAT là 8%.

Gồm có các mệnh giá:

Tiền xu: 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên, 500 yên

Tiền giấy: 1000 yên, 2000 yên, 5000 yên, 10.000 yên

Mệnh giá thấp nhất là 1 yên và lớn nhất là 10.000 yên. Khi đi mua hàng, các bạn yên tâm là dù chỉ 1 yên thì cũng sẽ được thối lại nhé^^ Vì vậy mà có nhiều trường hợp du học sinh do chưa quen xài tiền xu đã tích lại được một số lượng kha khá đồng 1 yên^^

 

 

Các chi phí bắt buộc

 

Gồm có tiền học, tiền nhà, điện, nước, gas, bảo hiểm…

Đây là những chi phí bắt buộc cần phải trả khi qua Nhật.

Tham khảo bài viết Chi tiết sinh hoạt phí

 

 

Sinh hoạt phí

Trong bài viết Chi tiết sinh hoạt phí cũng đã khái quát sơ lược về  sinh hoạt phí.

Sinh hoạt phí bao gồm những chi phí như ăn uống, đi lại. Trong bài viết này tôi sẽ khái quát một số chi phí mà ai cũng có thể cần chi nhé.

 

Ăn uống

 

Ở Nhật không có chợ bán thực phẩm như ở Việt Nam và khá chi tiết cho từng món.

Ví dụ khi mua trái cây, ở Việt Nam sẽ mua ký còn ở Nhật thì lại mua theo quả. Một quả táo hoặc một quả lê có thể có giá từ 150 yên (30.000đ), khá là mắc. Một số trái như quýt, dâu… sẽ gói sẵn, từ đó thì 1 gói khoảng 7-8 trái sẽ có giá tầm 350 yên (70.000đ). Dâu ở Nhật vừa ngon vừa rẻ nên rất được các bạn du học sinh yêu thích. Trái cây ở Nhật rất mắc như dưa hấu, bình thường sẽ không bán cả trái mà cắt ra bán từng phần hoặc làm ba, làm bốn. Vì vậy khi còn ở Việt Nam các bạn hãy ăn thật nhiều trái cây vào nhé^^

 

  • Gạo Nhật đa số các bạn có thể mua trên mạng, giá từ 1800 yên (380.000đ) trở lên cho 5kg
  • Trứng một vỉ giá từ 160 yên ~ 260 yên (32.000đ ~ 52.000đ)
  • Về thịt cá, tại Nhật, trong siêu thị sẽ ít có quầy bán còn tươi, sống như Việt Nam mà đa phần sẽ là chế biến sẵn. Tùy vào nhu cầu mà các bạn sẽ lựa chọn phần mong muốn.
  • Thịt gà ở Nhật là rẻ nhất, 300g thịt tùy phần mà giá sẽ dao động từ 290 yên ~ 500 yên (58.000đ ~ 100.000đ) cho một đến hai người.
  • Thịt heo, 250g sẽ có giá tầm 350 yên ~ 600 yên (70.000đ ~ 120.000đ) cho một đến hai người.

 

Nhật là đảo quốc nên hải sản rất ngon và rẻ. Các bạn có thể dễ dàng mua ở siêu thị những miếng cá hồi, cá ngừ tươi về để nấu ăn. Giá cả cũng rất ổn, tầm khoảng 300 yên ~ 500 yên (60.000đ ~ 100.000đ) cho một người ăn. Tôm, mực sẽ khá mắc hơn một chút, 300g có giá khoảng 350 yên (70.000đ) trở lên tùy loại. Đồ đông lạnh sẽ rẻ hơn đồ tươi khoảng 50 yên ~ 100 yên (10.000đ ~ 20.000đ)

Rau củ ở Nhật không đa dạng như ở Việt Nam. Các loại rau phổ biến có bắp cải, củ cải, cà rốt, cần tây… Các bạn có thể mua ở các cửa hàng lẻ do người dân trồng hoặc mua ở siêu thị. Tôi thì sẽ gợi ý các bạn nên mua ở cửa hàng vì do không chịu nhiều phụ phí nên giá sẽ rẻ hơn. Ví dụ ở cửa hàng với 150 yên (30.000đ) bạn có thể mua được cả búp bắp cải to nhưng ở siêu thị bạn chỉ có thể mua 1/2 búp. Hoặc hành boaro khi mua ở ngoài chỉ 100 yên (20.000đ) nhưng vào siêu thị sẽ lên 150 yên (30.000đ).

*Giá tham khảo những loại rau phổ biến:

 

  • Giá… khoảng 50 yên (10.000đ)/gói, hành tây… khoảng 125 yên (25.000đ)/túi tầm 3 củ
  • Khoai tây, cà rốt…khoảng 200 yên (40.000đ)/túi khoảng 4 củ.
  • Cà chua… khoảng 380 yên (72.000đ)/túi tầm 4 trái

 

Rau muống ở Nhật khá hiếm, tỏi, hành cũng không nhiều nên giá sẽ khá mắc các bạn nhé. Rau ở Nhật không nhiều nên hầu như sẽ bán theo trái, củ. Tùy loại mà giá sẽ dao động từ 150 yên (30.000đ) đến 350 yên (70.000đ) cho một món. Vì thế các bạn hãy ăn thật nhiều rau khi ở Việt Nam nhé^^ Khi đi du học, tôi đã thèm ăn nhiều rau nhưng chỉ có thể mua được bắp cải, khoai tây, củ cải là chủ yếu.

Trong trường hợp ít rau thì các bạn có thể mua rong biển về nấu canh. Rong biển thường bán trong các bịch lớn, giá khoảng 450 yên (90.000đ), tuy nhiên chỉ cần một nắm nhỏ thôi là đã nở ra rất nhiều nên một bịch có thể dùng được rất lâu.

Có một lưu ý nhỏ là mua sắm ở Nhật, nếu như món đồ do Nhật sản xuất sẽ có giá mắc hơn. Ví dụ thịt heo Mỹ giá sẽ rẻ hơn thịt heo của Nhật, kể cả trái cây cũng vậy.

Một mẹo nhỏ cho các bạn đó là nên mua đồ vào buổi tối vì lúc đó giá sẽ có thể giảm hơn một nửa, các món cũng còn tươi, ngon nên hãy yên tâm các bạn nhé^^

*Đồ khô: sữa, mỳ tôm, gia vị…

Hầu hết sữa ở Nhật là hộp to tầm 1 lít, tuy nhiên các bạn yên tâm là dù to nhưng giá lại rất dễ chịu, khoảng từ 180 yên ~ 350 yên (36.000đ ~ 70.000đ)

Mỳ tôm hầu hết sẽ có giá từ 100 yên ~ 350 yên (20.000đ ~ 70.000đ) tùy loại, có rất nhiều loại và mùi vị, nhưng theo ý kiến của tôi thì mỳ tôm Việt Nam vẫn ngon hơn^^

Các loại gia vị như muối, dầu ăn, đường, nước tương…  rất rẻ, chỉ khoảng từ 100 yên ~ 350 yên (20.000đ ~ 70.000đ). Ở đây thì nước mắm lại mắc các bạn nhé, giá khoảng 450 yên (90.000đ), có bán tại các cửa hàng đồ Á.

Trong siêu thị nào cũng có quầy đồ ăn chế biến sẵn, những khi bận quá các bạn có thể mua về và hâm lại là ăn được ngay. Điển hình có các món như mỳ xào, rau củ chiên, tôm thịt xào, đặc biệt là cũng có cơm hộp nữa đó.

 

 

Đồ sinh hoạt

 

Những đồ điện tử thiết yếu như nồi cơm điện, lò nướng, lò vi sóng giá khoảng 6.000 yên ~ 25.000 yên (từ 1 triệu 2 đến 5 triệu đồng)

Những nhu yếu phẩm như bột giặt, dầu gội đầu, sữa tắm, nước rửa chén, kem đánh răng,… so với Việt Nam giá cả ở Nhật sẽ rất khác biệt.

Ở Việt Nam: Ví dụ như kem đánh răng sẽ khoảng 35.000đ, sữa tắm sẽ tầm 55.000đ ~ 70.000đ

Tuy nhiên ở Nhật kem đánh răng và sữa tắm có thể có giá ngang nhau. Kể cả bột giặt, nước xả cũng vậy. Những sản phẩm bình dân sẽ tầm từ 180 yên ~ 550 yên (36.000đ ~ 110.000đ), rất thoải mái cho các bạn ở một mình.

 

 

Đi lại

 

Ở Nhật sẽ đi lại chủ yếu bằng xe đạp, xe buýt và tàu điện, taxi và… đi bộ^^

Với đi bộ, những bạn nào gần ga thì sẽ ít tốn chi phí đi lại hơn nhưng ngược lại tiền thuê nhà sẽ hơi cao một chút.

Xe đạp sẽ ít mất phí hơn nhưng bạn sẽ phải tốn 500 yên (100.000đ) để đăng ký chính chủ lúc đầu và có thể là thêm 100 yên đổ lên (20.000đ) nếu như đi đâu đó cần chỗ giữ xe.

Xe buýt mỗi lượt sẽ là 350 yên (70.000đ).

Tàu điện sẽ có giá từ 150 yên (25.000đ) trở lên tùy theo quãng đường bạn di chuyển nhé. Trong trường hợp bạn thường xuyên đi đi về về trên cùng một quãng đường hằng ngày thì hãy sử dụng thẻ tháng. Đó là thẻ Suica hoặc Pasco, sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí đấy!

Taxi ở Nhật có giá khá cao. Khoảng 700 yên/km (140.000đ) nên hầu như để di chuyển bạn cần tốn ít nhất 1500 yên (300.000đ). Vì thế tôi không khuyến khích đi bằng phương tiện này cho lắm.

 

 

Ăn uống bên ngoài

 

Tự nấu ăn sẽ tiết kiệm chi phí hơn nhưng thỉnh thoảng bận rộn hay ra ngoài vui chơi cùng bạn bè, thưởng thức những món ngon cũng rất thú vị đúng không^^

Ở Nhật có nhiều cửa hàng bán đồ ăn nhanh, ăn no mà sinh viên, người đi làm có thể mua ăn ngay, đảm bảo vệ sinh và vẫn đầy đủ dinh dưỡng. Ví dụ như những cửa hàng bán cơm hộp bentou như Sukiya, Matsuya… tùy size cơm mà có giá từ 350 yên ~ 600 yên (70.000đ ~ 120.000đ). Tôi thường ăn phần trung, là khoảng 400 yên (80.000đ) 1 phần gồm cơm, canh, salad, rất ngon và bổ dưỡng đấy^^

Ngoài ra còn có các tiệm mỳ – ramen, udon. Nhật Bản là xứ sở mỳ nên khi đi ra ngoài không sợ đói nhé^^ Một tô mỳ có giá từ 700 yên ~ 1200 yên (140.000đ ~ 240.000đ)

Ở Nhật còn có sushi băng chuyền, 108 yên/dĩa nên thỉnh thoảng ăn cá tươi tôi nghĩ sẽ tốt cho sức khỏe^^

Ngoài ra khi ăn uống cùng bạn bè, các bạn có thể ăn buffet, hay còn gọi là tabehoudai. Giá sẽ dao động từ 1500 yên (300.000đ) trở lên tùy nhà hàng.

 

 

Gợi ý mua hàng tiết kiệm

 

Siêu thị Gyomu

Siêu thị Gyomu, hay 業務スーパー, là siêu thị bán đồ ăn rẻ. Rau củ quả đồ khô ở đây có giá rẻ hơn siêu thị từ 50 yên ~ 100 yên và số lượng sản phẩm lại rất nhiều. Vì vậy nếu gần nhà có siêu thị này sẽ rất tiện lợi.

Khi đi bất kỳ siêu thị nào thì tốt nhất nên đi buổi tối vì hàng sẽ giảm giá rất nhiều.

 

Cửa hàng 100 yên

Tôi muốn giới thiệu cho các bạn một nơi mà ở đó các bạn có thể mua đồ với giá 100 yên, đó là cửa hàng đồng giá 100 yên. Tại đây bán rất nhiều mặt hàng đa dạng từ văn phòng phẩm đến đồ dùng nhà bếp, phòng tắm. Các bạn có thể mua muối, tiêu trong những chai nhỏ với giá 100 yên thay vì mua ở siêu thị là 150 yên. Đồ dùng nhà bếp như muỗng, đũa, chén, dĩa, dao, thớt… đều có đủ nên khi mới qua Nhật, chưa quen tiền và khu vực mua sắm thì ở đây là nơi mà nhiều du học sinh ghé đến sắm đồ nhất. Kể cả tôi cũng vậy, khi vừa qua tôi cần mua sắm rất nhiều đồ, một lúc tôi đã mua những hơn 1000 yên (200.000đ) chỉ toàn là đồ nhà bếp thôi đó^^

 

Cửa hàng đồ cũ

Nghe nói đến đồ cũ bạn có thể sợ đồ không tốt, đồ hư đúng không? Tuy nhiên, đồ cũ ở Nhật lại cực kỳ tốt các bạn nhé! Ví dụ như mua chảo, chiếu, chăn, đồ điện tử như nồi cơm điện, lò vi sóng, máy hút bụi… nếu mua đồ mới sẽ rất mắc như tôi đã chia sẻ ở phía trên thì nếu các bạn tìm được cửa hàng bán đồ cũ tốt sẽ có thể tiết kiệm được một nửa đấy! Bạn của tôi đã từng mua được lò vi sóng cũ giá 5.000 yên (1 triệu đồng) trong khi chiếc lò ấy mua mới sẽ có giá hơn 10.000 yên (hơn 2 triệu đồng)

 

 

Kết

Chi phí ở Nhật không quá rẻ nhưng cũng không quá mắc. Nếu như các bạn sử dụng một số mẹo tôi chia sẻ thì sẽ tiết kiệm được một ít đấy.

Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết tiếp theo!

Vài Lời từ Shige

Tôi cũng đã mua hàng ở cửa hàng 100 yên, và tôi đã lỡ mua quá nhiều nên cuối cùng lại trở nên tốn rất nhiều tiền. Cười

LIÊN HỆ

Bài viết liên quan

10 đặc trưng của Watera

1,Tỷ Lệ Đậu Visa Lên Đến 100%!!! 100% người du học tại Watera đều an toàn, nhận được giấy lưu trú và visa du học Nhật. Lý do là vì... Đọc thêm...

Học nghe học nói từ thực tế để đạt kết quả tốt?

Xin chào các bạn! Có câu nói “Học mà chơi, chơi mà học”, tôi nghĩ câu nói này cực kỳ đúng. Khi học tất nhiên chúng ta phải cực kỳ... Đọc thêm...

Chọn công ty du học

Xin chào! Tôi là Shige ─=≡Σ((( つ•̀ω•́)つ Chỉ cần gõ "Du học Nhật Bản" trên Google bạn sẽ thấy hiện ra hàng loạt website các công ty tư vấn du... Đọc thêm...

Thông tin mới về du học

Kính chúc Khách hàng cùng gia đình một kỳ nghỉ lễ vui vẻ và hạnh phúc!

Hưởng ứng không khí nghỉ lễ 02/09 Watera xin trân trọng thông báo lịch nghỉ chính thức ngày Quốc Khánh 02/09 Vì ngày lễ trùng với ngày nghỉ cố định của công ty, nên lịch nghỉ bù của công ty năm nay... Đọc thêm...

LỊCH NGHỈ LỄ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/04 – QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 2024

Công ty Watera thông báo lịch lễ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/04 & QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 2024. Dựa theo thông báo chính thức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, công ty tư vấn du học... Đọc thêm...

Lịch nghỉ tết âm lịch của công ty Watera – Du học Nhật Bản 2024

06/02/2024 ~ 14/02/2024 Thông Báo!!!!!! Trước hết, xin chân thành cám ơn tất cả quý khách đã luôn tin tưởng lựa chọn và đồng hành cùng Watera suốt thời gian qua. Đồng thời xin thông báo lịch nghỉ năm mới... Đọc thêm...

Chào mừng bạn đến với trường chúng tôi. Iwatani là trường chuyên môn bao gồm khoa như thương mại, thiết kế thống tin, salon,....Trong đó có cả khoa tiếng Nhật.Thường các trường chuyên môn có rất nhiều người Nhật học tập, do đó có nhiều cơ hội tiếp xúc hơn...đọc thêm

Chào mừng các bạn đã đến với Học viện tiếng Nhật Ohara. Học viện tọa lạc tại trung tâm Tokyo - là trung tâm chính trị, kinh tế, tài chính của Nhật bản, đồng thời là nơi khởi sinh văn hóa trẻ, lưu hành mốt thời trang mới nhất. Tại...đọc thêm

ISI là một tập đoàn giáo dục sở hữu các trường bao gồm trường tiếng, trường chuyên môn và đại học tọa lạc tại 4 địa điểm Shinjuku, Ikebukuro, Gifu và Nagano. Tổng sinh viên của cả 4 cơ sở là 1700 người đến từ 100 quốc gia trên thế...đọc thêm

Từ 734.400 yên/năm
ISI Chukyo

ISI là một tập đoàn giáo dục sở hữu các trường bao gồm trường tiếng, trường chuyên môn và đại học tọa lạc tại 4 địa điểm Shinjuku, Ikebukuro, Gifu và Nagano. Tổng sinh viên của cả 4 cơ sở là 1700 người đến từ 100 quốc gia trên thế...đọc thêm