Home > Tình trạng thiếu nhân lực trong các doanh nghiệp Nhật và sự gia tăng số lượng du học sinh lao động bất hợp pháp
Tình trạng thiếu nhân lực trong các doanh nghiệp Nhật và sự gia tăng số lượng du học sinh lao động bất hợp pháp
Last Updated on
Các ngành thiếu nhân lực ở Nhật Bản.
Vài năm gần đây, cơ hội việc làm tại Nhật Bản cho người nước ngoài chưa bao giờ rộng mở đến thế.
Bởi đất nước Nhật Bản đang đối mặt với vấn nạn già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới.
Sau đây Watera sẽ giới thiệu 5 ngành nghề khát nhân lực nhất tại Nhật Bản để sẵn sàng nắm bắt cơ hội cho bản thân.
Nhóm ngành xây dựng:
Do Nhật Bản cần xây mới, khắc phục những công trình hệ quả từ thiên tai, động đất nên nhu cầu về nhân lực nghành xây dựng tăng vọt.
Nhóm ngành cơ khí, chế tạo máy, điện tử điện lạnh:
Nhật Bản là một trong những cường quốc về công nghệ trên thế giới.
Mũi nhọn là phát triển các ngành cơ khí, kĩ thuật đòi hỏi nguồn nhân lực khổng lồ.
Nhóm ngành công nghệ thông tin:
Nhu cầu về đội ngũ nhân sự chất lượng cao ngày càng lớn trong khi nhân sự để cung ứng còn thiếu hụt trầm trọng.
Nhóm ngành nông nghiệp, chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản:
Là đất nước có nền kinh tế xuất khẩu, tiêu thụ thủy hải sản lớn nhất trên thế giới nên Nhật Bản cần tuyển đối tượng lao động cho ngành này rất nhiều.
Nhóm ngành y tế điều dưỡng, hộ lý:
Dân số ngày càng già đi, việc chăm sóc người cao tuổi đã về hưu luôn là vấn đề nan giải.
Tình trạng lao động bất hợp pháp gia tăng.
Cục xuất nhập cảnh đã đưa ra quy định làm thêm rõ ràng cho du học sinh (28 giờ 1 tuần) nhưng dường như “làm việc bất hợp pháp” đang trở thành tình trạng chung trong hầu hết các cơ sở đào tạo tiếng Nhật (trường tiếng) hiện nay. Hơn một nửa du học sinh nếu không làm việc quá giờ sẽ không đủ tiền chi trả các khoản học phí và sinh hoạt phí cho các kỳ tiếp theo, thậm chí một số bạn đến Nhật chỉ với mục đích làm việc.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế rằng nguồn lao động là du học sinh cũng đang bù đắp cho sự thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng của Nhật Bản, điển hình nhất là Okinawa.
Lao động trái phép ở du học sinh.
Đa số du học sinh đều chia giờ làm công việc bán thời gian, nên để biết tình trạng làm việc bất hợp pháp, tức có làm đúng 28 tiếng 1 tuần hay không của học sinh nào đó là rất khó nếu chỉ kiểm tra ở 1 cửa hàng hay 1 nhà máy.
Theo dữ liệu thu thập được, có học sinh xác nhận rằng mình làm 3 việc bán thời gian, mỗi ngày làm 15 tiếng rưỡi, tính ra trung bình 1 tuần là 93 giờ (tuần 6 ngày). Tiền lương làm được chia ra cho vào tài khoản tiết kiệm, sau đó gửi về cho gia đình qua đường chuyển phát nhanh.
Trong bối cảnh thiếu hụt lao động, nhiều công ty, xí nghiệp trong tỉnh tuy biết rõ du học sinh làm việc trái phép nhưng vẫn lơ đi, trong số đó có nhiều doanh nghiệp trả lương tay mà không thực hiện bất kì hợp đồng cụ thể nào để không phải quản lý việc làm quá 28 tiếng 1 tuần. Mặt khác, một số trường tiếng lại cho phép chia học phí ra đóng thành nhiều lần và giới thiệu việc làm thêm cho học sinh, việc này thực tế cũng đang gián tiếp làm tăng thêm trường hợp làm việc bất hợp pháp.
Hầu hết du học sinh ở những trường tiếng trong tỉnh đều xuất thân từ các nước đang phát triển như Nepal, Việt Nam,Trung Quốc,…
Theo quy định của cục di trú về việc làm thêm cho du học sinh, mỗi học sinh chỉ được phép làm thêm không quá 28 tiếng 1 tuần. Các kỳ nghỉ dài được làm 8 tiếng 1 ngày. Trường hợp bị phát hiện làm quá 28 tiếng sẽ bị trục xuất về nước, phía doanh nghiệp bị áp dụng mức phạt là 3.000.000 yên hoặc phạt tù ít nhất 3 năm về tội lợi dụng lao động trái phép.
Nhiều du học sinh trường tiếng chấp nhận đánh đổi giấc ngủ (ngủ ít đi) để làm việc, thậm chí là 2,3 công việc, kể cả những việc nặng, lương thấp mà không một người Nhật nào muốn làm.
Với cuộc sống tiện lợi mà người Nhật chúng ta đang trải qua, bao nhiêu người nghĩ được nếu không có những người “lao động bất hợp pháp” kia thì cửa hàng tiện lợi 24h, dịch vụ chuyển phát nhanh theo ý muốn, dịch vụ giao báo tận nhà,… có được hình thành hay không?
Những người mang danh du học sinh đến Nhật hầu hết là tự nguyện, nhưng cũng có người là “nạn nhân” của các vụ lừa đảo. Họ bị môi giới dụ dỗ bằng những lời ngọt ngào như “đến Nhật làm việc có thể kiếm 300.000 yên mỗi tháng”, với ước mong trả khoản nợ lớn 1 triệu, 2 triệu yên ở quê nhà mà nhiều người đã mắc lừa đến Nhật. Theo điều tra 10 năm trở lại đây, chỉ vì mục đích trả nợ ở quê nhà đã có không ít du học sinh người Việt tử vong do làm việc quá sức.
Đối mặt với vấn đề nhập cư
Nếu cần nguồn nhân lực trong tình trạng thiếu hụt lao động như hiện nay, chúng ta phải đối mặt với vấn đề nhập cư.
Tuy nhiên, hiện nay việc tiếp nhận người trẻ ở các nước đang phát triển đến Nhật với tư cách “du học sinh”, thuê họ làm những công việc mà người Nhật hầu như không muốn làm, bằng việc trao đổi visa trả lương gấp đôi thu nhập 1 năm ở quê nhà họ nhưng thực tế tiền học phí lại cao hơn gấp nhiều lần cũng đang là thực trạng.
Hiện nay, do số lượng du học sinh trẻ ít đi, nhiều trường đại học, cao đẳng đang mon men lợi dụng cơ hội để tuyển sinh nhằm gia tăng số lượng du học sinh “trá hình”.
Lời Kết
Nếu đã giống nhau thì chẳng phải là cuộc đời. Nói là không tin vào số phận cũng không đúng, mà tin quá lại trở nên mù quáng ảo tưởng.
Tôi chỉ khuyên bạn ở trong cuộc đời nếu có khó khăn hãy đứng ở khía cạnh cá nhân để giải quyết. Chứ không phải để số phận giải quyết giùm. Việc các bạn du học sinh cứ liên tục vi phạm quy định của chính phủ Nhật Bản, tiếp tục sống và làm việc quên ăn quên uống, giấc ngủ cũng không màn, buông lơi việc học chỉ để lao vào kiếm tiền, như vậy thật sự không đáng.
Thực sự về tình thì cũng phải thông cảm cho các bạn. Nhưng về luật thì chẳng dung tha. Hậu quả không chỉ riêng cá nhân bạn, gia đình bạn mà cả bọn mình những người đang háo hức, khát khao chinh phục ngọn núi Phú Sĩ đều lãnh chịu. Chính phủ sẽ thắt chặt hơn về an ninh, thậm chí có khả năng đóng cửa vài năm. Nếu tình hình trong nước rối loạn mất tầm kiểm soát.
Hãy vì một tương lai tươi sáng hãy chọn lấy cho mình một con đường đúng đắng. Watera chúc các bạn thành công nhé!
Chia sẽ của du học sinh.
(Ảnh minh họa)
Tôi là Quân, tôi đến Nhật du học năm 2017, khoảng thời gian đi học trường tiếng, có 1 khoảng thời gian tôi bị kẹt tiền học phí, tôi đã lén đi làm thêm, suốt 2 tháng trời lịch trình mỗi ngày của tôi là: 4 giờ sáng đến 9 giờ sáng, đi học từ 9 giờ đến 12 giờ 30 trưa, sau đó lại đi làm từ 2 giờ chiều đến 4 giờ chiều, kết thúc ca làm chiều tôi lại làm thiếp từ 5 giờ đến 10 giờ đêm.
Dù chỉ 2 tháng nhưng tôi tưởng mình bị giảm đi 5 năm tuổi thọ, vừa học vừa làm tôi cơ bản là không có thời gian ngủ, lên lớp cứ gật gà gật gù, giáo viên nói gì tôi hoàn toàn không thể tiếp thu nổi. Đã vậy tròng lòng cứ nơm nớp lo sợ bị cục phát hiện. Sau lần đó tôi tự hứa với lòng sẽ không liều mạng kiếm tiền như vậy nữa, nếu lỡ may tôi chết vì kiệt sức ở nước ngoài thì gia đình tôi ngoài đau thương thật sự gia đình tôi không đủ khả năng chi a 1 số tiền lớn để đưa xác tôi về nước đâu. ^^
Nói đùa nhưng cũng là thật đấy, các bạn dù có làm gì thì cũng phải nghĩ đến gia đình và tương lai nhé!
Chúc các bạn thành công!
Bài viết liên quan
Nhật Bản là nước khó sống?
Xin chào mọi người! Đối với mọi người, Nhật Bản là một đất nước phát triển, văn minh, lịch sử... Xem thêm...
Tình hình du học sinh Việt Nam năm 2015
Xin chào! Tôi là Shige! ( ´艸`) Gần đây số người Việt Nam du học Nhật Bản đang bùng... Xem thêm...
4 Nhiệt huyết tạo nên Watera
Xin chào! Tôi là Shige! Tôi là người thích truyền đạt đến mọi người tất cả những điều liên... Xem thêm...
Thông tin mới về du học
Kính chúc Khách hàng cùng gia đình một kỳ nghỉ lễ vui vẻ và hạnh phúc!
Hưởng ứng không khí nghỉ lễ 02/09 Watera xin trân trọng thông báo lịch nghỉ chính thức ngày Quốc Khánh 02/09 Vì... Xem thêm...
LỊCH NGHỈ LỄ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/04 – QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 2024
Công ty Watera thông báo lịch lễ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/04 & QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 2024. Dựa theo... Xem thêm...
Lịch nghỉ tết âm lịch của công ty Watera – Du học Nhật Bản 2024
06/02/2024 ~ 14/02/2024 Thông Báo!!!!!! Trước hết, xin chân thành cám ơn tất cả quý khách đã luôn tin tưởng... Xem thêm...
ARC Academy được thành lập từ năm 1986 (thời Showa năm 61).ARC trong ARC Academy có nghĩa là "nhịp cầu nối thế giới". ARC Academy đặt trụ sở và chi nhánh ở nhiều vùng của Nhật Bản như Tokyo (Shibuya, Shinjuku), Osaka, Kyoto. Hầu như mỗi chi nhánh đều nằm...đọc thêm
Học viện Nhật Ngữ Hirata tọa lạc tại Fussa thuộc tây Tokyo. Vì nằm gần 1 căn cứ quân sự Mỹ nên môi trường xung quanh mang chút hơi hướng phương tây.Ngoài ra, vì nằm trong khu dân cư đông đúc, đi tới trung tâm Tokyo chỉ bằng 1 chuyến...đọc thêm
Sed ut perspiciatis unde omnis iste natus error sit voluptatem accusantium doloremque laudantium, totam rem aperiam, eaque ipsa quae ab illo inventore veritatis et quasi architecto beatae vitae dicta sunt explicabo. Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eos qui...đọc thêm
Sed ut perspiciatis unde omnis iste natus error sit voluptatem accusantium doloremque laudantium, totam rem aperiam, eaque ipsa quae ab illo inventore veritatis et quasi architecto beatae vitae dicta sunt explicabo. Nemo enim ipsam voluptatem quia voluptas sit aspernatur aut odit aut fugit, sed quia consequuntur magni dolores eos qui...đọc thêm