Tôi là thầy Shige, là giáo viên dạy tiếng Nhật và cũng là người hổ trợ cho du học sinh Nhật Bản. (*´ω`)
Tôi có một nhóm trên facebook dành cho các bạn đặt bất kỳ câu hỏi nào với người Nhật, chính vì vậy đừng ngần ngại mà hãy đặt thật nhiều câu hỏi ở đấy nhé! (´▽`)
Tại sao không phải là đáp án 1,2,3 mà là đáp án 4 ạ. Và cách dùng của các trường hợp trên là gì ạ ?
Học sinh
Giáo viên
Cám ơn câu hỏi của bạn! (* ´ω `)
Thật khó để có thể phân biệt giữa と、ば、たら、としたら phải không nào?
Trước tiên hãy xem lại câu hỏi nhé!
旅行なんて、今は無理です。( )、お金を貯めてからです。
Phần cuối của câu này bị lược bỏ, đó là
お金を貯めてから旅行に行きます。
Giáo viên
Hãy xem lại từng đáp án một nhé! (・ ∀ ・)
Trước hết, ①②③ là câu diễn đạt kết quả của giả thiết nên sự liên kết trước sau sẽ trở nên kỳ lạ.
①②③
Kỳ lạ vì việc ”Đi du lịch” dẫn đến kết quả là “Tôi tiết kiệm tiền trước khi đi du lịch”.
Khi sử dụng ④, câu sau chứa biểu hiện chủ ý của người nói (phán đoán, phỏng đoán, câu hỏi) liên quan đến giả định.
Trong trường hợp này, câu này đúng vì nó truyền đạt NHẬN ĐỊNH của người nói rằng “Tôi sẽ tiết kiệm tiền trước khi đi du lịch” đối với GIẢ ĐỊNH “ Tôi sẽ đi du lịch “.
Giáo viên
Nói cách khác, chúng ta hãy đánh giá câu hỏi này bằng cách, câu sau giả định là KẾT QUẢ hay là Ý MUỐN của người nói đối với giả định!
Nhân tiện đây thì, thật khó để sử dụng ①②③ cho đúng,
Giáo viên
như dưới đây cả ba câu đều đúng, nhưng lại mang sắc thái khác nhau.
Ví dụ cảm giác như:
そこの駐車場へ行くと、スーパーが見える (Đến bãi đậu xe đó, là bạn có thể thấy siêu thị)
→ Kết quả của các hành động liên tục (Đi → Có thể nhìn thấy)
Giáo viên
そこの駐車場へ行けば、スーパーが見える (Nếu đến bãi đậu xe ở đó, bạn có thể nhìn thấy siêu thị)
→ “Tôi chắc chắn” rằng nếu người nói đi đến bãi đậu xe, anh ta có thể nhìn thấy siêu thị.
そこの駐車場へ行ったら、スーパーが見える (Đi đến bãi đậu xe ở đó, là có thể thấy siêu thị)
→ Khi người nói đi đến bãi đậu xe, anh ta “nghĩ rằng” anh ta có thể nhìn thấy siêu thị.