Giải đáp các ngữ pháp tiếng Nhật – Phần 1【Giải thích tiếp Nhật】

Tôi là thầy Shige, là giáo viên dạy tiếng Nhật và cũng là người hổ trợ cho du học sinh Nhật Bản. (*´ω`)
Tôi có một nhóm trên facebook dành cho các bạn đặt bất kỳ câu hỏi nào với người Nhật, chính vì vậy đừng ngần ngại mà hãy đặt thật nhiều câu hỏi ở đấy nhé! (´▽`)

Nhóm Facebook miễn phí. Thảo luận về du học miễn phí.

Em có một vài câu hỏi mong thầy giải đáp giúp ạ.

Khi cảm ơn thì trường hợp nào dùng các mẫu sau đây ạ:

  • [どうも]ありがとう[ございます]
  • どうも
  • ありがとうございました
  • [どうも]すみません

Nhất là hai cái あり…ますあり…ました

Học sinh

Giáo viên

Nói về vấn đề này thì tôi nghĩ chỉ ありがとうございます, ありがとうございました là được dùng nhiều nhất.

Trường hợp khi thêm どうも, là khi bạn cảm thấy biết ơn rất nhiều.

Tuy nhiên, theo cảm nhận của người Nhật thì có những trường hợp chỉ sử dụng どうも khi một câu trả lời phù hợp hoặc trả lời theo kiểu giận lẫy trong manga v.v.., vì vậy nó không thường được sử dụng trong môi trường làm việc.

Nếu là bình thường thì nên nói 本当ほんとうにありがとうございます!, trong kinh doanh thì nên nói まことにありがとうございます。 là an toàn để sử dụng!

Trong các mẫu câu có danh từ chỉ địa điểm thì mình có thể dùng các từ như ここ、そこ、あそこ… không ạ?

Ví dụ mẫu này:

Danh từ (địa điểm) きます

Hoặc: Danh từ (địa điểm) Động từ (thể ます)/Danh từ きます

….

Học sinh

Giáo viên

Uhm! Nó có thể sử dụng được nhé!

Trong mẫu Động từ (thể ます) たいです, nếu muốn dùng để biểu thị ý muốn làm gì, nhưng động từ lại ở dạng “Danh từ します” (べんきょうします) hoặc “Danh từ をします” (つりをします) thì mình dùng thế nào ạ?

Ví dụ như: Tôi muốn học hay tôi muốn câu cá?

Học sinh

Giáo viên

Đúng!

Bạn có thể sử dụng cả hai!

Tuy nhiên, ngay từ đầu 勉強べんきょう đã là những động từ khác nhau.

勉強 べんきょうĐộng từ là 勉強べんきょうする, danh từ + をする →勉強べんきょうをする

り → Động từ là る, danh từ + をする  →りをする

Thể của よみます(đọc) và よびます(gọi) đều là よんで thì nghĩa đều là gọi ạ? Và một số từ tương tự vậy nữa thì mình sẽ hiểu theo nghĩa của từ nào ạ?

Học sinh

Giáo viên

Trường hợp để gọi, sử dụng びます

Điều quan trọng nhất là hãy nói lặp lại nhiều lần và có thể nói thành câu một cách trôi chảy.

Trường hợp một số từ thường được viết bằng ひらがな mà lại viết bằng かたかな ví dụ như

ミちゃんはココ

Là để nhấn mạnh phải không ạ?

Học sinh

Giáo viên

Nó chỉ với ý đó thôi hay không tôi cũng không rỏ, nhưng cũng có khi là xu hướng tên mới hoặc là tên theo cách gọi của nước ngoài cũng có.

Em cảm ơn ạ!

Học sinh