[Nếu, đã A…,thì B] tiếng Nhật là gì? →Aたら、B Giải thích ý nghĩa và cách sử dụng. [Ngũ pháp N5]

Tôi là thầy Shige, là giáo viên dạy tiếng Nhật và cũng là người hổ trợ cho du học sinh Nhật Bản. (*´ω`)
Tôi có một nhóm trên facebook dành cho các bạn đặt bất kỳ câu hỏi nào với người Nhật, chính vì vậy đừng ngần ngại mà hãy đặt thật nhiều câu hỏi ở đấy nhé! (´▽`)

Nhóm Facebook miễn phí. Thảo luận về du học miễn phí.

Ý nghĩa và cách sử dụng của Aたら、B là gì…?

Trong Việt có nghĩa làNếu, đã A…,thì B” , A luôn là thì quá khứ. Tuy nhiên, B mới là yếu tố xác định câu chuyện có diển ra ở hiện tại hay không?

A → Chỉ là thể quá khứ

B → Có thể sử dụng cả hiện tại và quá khứ (※ Nối với thì (thì của động từ) của toàn bộ câu thành B)

Ví dụ:

1.(わたし)がお金持(かねも)ちだったら、東京(とうきょう)(いえ)()います。

Nếu giàu có, tôi sẽ mua nhà ở Tokyo.

2.(かれ)(わか)くなかったら、このスポーツは出来(でき)なかったでしょう。

Nếu anh không còn trẻ nữa, anh ấy sẽ không thể chơi môn thể thao này nữa.

3.(くるま)()ったら、日本(にほん)一周(いっしゅう)旅行(りょこう)()きたいです。

Nếu tôi mua được một chiếc ô tô, tôi muốn đi một chuyến du lịch vòng quanh Nhật Bản.

Tóm tắt

  1. Aたら、B → Nếu, đã A…,thì B, A nhất định là thì quá khứ, nhưng nối với thì (thì của động từ) của toàn bộ câu thành B.
  2. Có thể sử dụng B trong Aたら、B để thể hiện ý định của mình (không thể sử dụng Aと、B)
  3. Aたら、B  có “điều kiện giả định” và “điều kiện xác định”
  4. Aたら、B có thể được diễn giải thành Aてから、B → “Điều kiện xác định”
  5. A trong Aたら、B là câu khẳng định → Vた
  6. B trong Aたら、B là câu phủ định →Vない
  7. Khi sử dụng chủ ngữ Aたら、B, không phải sử dụng (わたし)は, mà hãy sử dụng(わたし)が.

Chi tiết về ý nghĩa và cách sử dụng của Aたら、B

Giáo viên

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiều sự khác biệt của Aたら、B.
Ế? So với Aと、B mà chúng em đã học trước đây thì nó có gì khác biệt?  (´ ・ ω ・ `)

Học sinh

Giáo viên

Điểm khác biệt là Aたら、B có thể sử dụng biểu thức có chủ đích cho B, còn Aと、B thì không thể.
     (´ ・ ω ・ `)?

Học sinh

Giáo viên

Yên tâm, tôi sẽ bắt đầu giải thích từng cái một.
Giải thích sự khác nhau của Aたら、Bますか? và Aても、Bますか? [Ngữ pháp N5]

Aたら、B có nghĩa là “Nếu, đã A…,thì B”

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là “sự khác biệt với Aと、B là gì?

Nối câu bằng て và と trong tiếng Nhật là gì? →Aて、Bと、C . Giải thích ý nghĩa và cách sủ dụng. [Ngữ pháp N5] “Nếu ~, ” tiếng Nhật là gì?→~ば、Ý nghĩa và cách sử dụng【Ngữ pháp N4】 “Nếu không…” trong tiếng Nhật là gì?→~なければ、Ý nghĩa và cách sử dụng【Ngữ pháp N4】 “Nếu ~” trong tiếng Nhật là gì?(Tính từ)→~ければ、, ~なら Ý nghĩa và cách sử dụng.

Điều khác biệt ở đây là

Aたら、BCó thể sử dụng ý định của mình (ý định, mời mọc, hy vọng, yêu cầu)

Aと、BKhông thể sử dụng biểu hiện cho ý định (ý định, mời mọc, hy vọng, yêu cầu)

Chính vì vậy,

Aたら、B Sử dụng khi đưa ra ý kiến

Aと、BDùng khi giải thích một hiện tượng nào đó.

Ví dụ:

電気(でんき)()まったら、(わたし)(こま)ります。

Nếu như mất điện, thì tôi sẽ găp khó khăn.

電気(でんき)()まると、パソコンが停止(ていし)します。

Khi cúp điện, máy điều hòa sẽ ngừng hoạt động.

Trong trường hợp Aたら、B, đuôi động từ của A sẽ thay đổi.

Điều cần nhớ ở đây là A trong Aたら、B luôn ở trong quá khứ.

Hãy nhớ rằng, “A là một động từ hoặc một danh từ, nhưng nếu nó ở ngay trước たら, thì đó là một dạng quá khứ.

Đây cũng là phần cần đánh giá khi phân biệt với các ngữ pháp khác trong JLPT.

(Ví dụ: なら, cũng có nghĩa là giả định, có thể được sử dụng ở cả thì hiện tại và thì quá khứ.)

Khi kết nối với Aたら、B

A là câu khẳng định →Vた

A là câu phủ định →Chuyển sang Vない

*V・・・Verb(Động từ)

【Trường hợp của động từ】

  Khẳng định Phủ định
Hiện tại
Quá khứ Vた + たら、 Vない + なかったら、
Tổng hợp về cách sử dụng và phương pháp phán đoán thể Vた (Quá khứ của động từ). Tóm tắt cách sử dụng và phán đoán Vない. [Ngữ pháp N5]

Ví dụ:

日本(にほん)()けたら、(なに)をしますか?

Nếu có thể đến Nhật, thì sẽ làm gì?

日本(にほん)()けなかったら、(なに)をしますか?

Nếu không thể đến Nhật, thì sẽ làm gì?

【Trường hợp của Tính từ đuôi い】

  Khẳng định Phủ định
Hiện tại
Quá khứ Aかった、 Aくなかったら、
【Thể い】 +かったです,【Thể い】 + くなかったです. Ý nghĩa và cách sử dụng. Quá khứ khẳng định và quá khứ phủ định của Tính từ đuôi い [Ngữ pháp N5]

*A・・・Adjective(Tính từ)

Ví dụ:

(かれ)(わか)かったら、世界一(せかいいち)のサッカー選手(せんしゅ)になっていたでしょう。

Nếu còn trẻ, anh ấy sẽ là cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất thế giới.

(かれ)(わか)くなかったら、病気(びょうき)()けていたでしょう。

Nếu anh ấy không còn trẻ, thì anh ấy có thể đã bị ốm rồi đúng không.

【Trường hợp của Tính từ đuôiな】

  Khẳng định Phủ định
Hiện tại
Quá khứ Nだったら、 Nじゃなかったら、

Điều cần chú ý ở đâu là, rằng danh từ và loại tính từ có những thay đổi kết thúc hoàn toàn giống nhau.

Ví dụ:

金持(かねも)ちだったら、東京(とうきょう)(いえ)()いたいです。

Nếu như có tiền, tôi sẽ mua nhà ở Tokyo.

金持(かねも)ちじゃなかったら、(おや)()らします。

Nếu như không có tiền, tôi sẽ sống với ba mẹ.

ひまだったら、ゲームをしましょう。

Nếu rãnh rồi, thì chơi game thôi.

ひまじゃなかったら、あとで、連絡れんらくください。

Nếu không rãnh, thì để sau liên lạc lại với tôi nhé.

[Tính từ] trong tiếng Nhật là gì? Tính từ đuôi い và Tính từ đuôi な. Ý nghĩa và cách sử dụng 【Ngữ pháp N5】 [Xin vui lòng và Thể て] tiếng Nhật là gì? →Ý nghĩa và cách sử dụng của Vてください [Ngữ pháp N5]

Đó là một lời giải thích lặp đi lặp lại. Trong trường hợp của Aたら、B, A luôn ở trong quá khứ.

Người Nhật khi nghe nói đó là hình thức hiện tại, cảm thấy rất kỳ lạ.

Về cơ bản, Aたら、B nên được nhớ là “Nếu A…, thì B

Tuy nhiên về sắc thái thì có thề hơi khác một chút.

Aたら、B “điều kiện giả định” và “điều kiện khẳng định“, có hai sắc thái: “giả định” và “tương lai nhất định”.  

Điều kiện giả định: Trường hợp giả định rằng もし、~したら、…する (nếu…thì)

(わたし)がお金持(かねも)ちだったら、東京(とうきょう)(いえ)()います。

Nếu có tiền, thì tôi sẽ mua nhà ở Tokyo.

Điều kiện khẳng định: Trường hợp đại diện cho 1 tương lai gần (= một tương lai cố định) của ~してから、する (Sau khi…)

宿題(しゅくだい)()わったら、(ばん)御飯(ごはん)()べます。

Sau khi làm xong bài tập về nhà, tôi sẽ ăn tối.

Chúng ta đã phần nào hiểu được ý nghĩa chưa nào?

Một số người có thể nói,宿題(しゅくだい)()わったら、(ばん)御飯(ごはん)()べます。có vẻ là một câu chuyện giả định, nhưng …?”

Câu hỏi về việc liệu nó có phải là một “câu chuyện giả định” và một “tương lai nhất định” hay không là liệu nó có thể được diễn đạt lại là Aてから、B hay không.

Câu chuyện giả định → Aてから、B không thể diễn đạt lại

Tương lai nhất định → Aてから、B có thể diễn đạt lại.

Cách sử dụng tiếng Nhật của người bản xứ

Tôi đã giải thích cho đến đây rồi, nhưng thành thật mà nói, ngay cả người Nhật cũng không thể hiểu “giả định” hoặc “tương lai nhất định” nếu nó là một câu ngắn gọn như một câu ví dụ.

Nhưng khi nói đến câu dài, bạn có thể thấy.

Ví dụ:

Khi tôi nhìn thấy câu,

(いえ)(かえ)ったら、ゲームをしましょう 

Hãy chơi game, sau khi về tới nhà thôi nào.

tôi có cảm giác rằng “Tôi cảm thấy rằng nó gần như là một điều kiện xác định, nhưng có một chút khả năng là một điều kiện giả định.

Ví dụ: nếu đây là lời thoại trong phim và ngay lúc này bạn không có ở nhà, thì đó là “câu chuyện giả định“.

Không chỉ tình huống khác nhau mà các tính từ khác cũng có nghĩa khác.

いつか、(いえ)(かえ)ったら、ゲームをしましょう

→ Đây là “điều kiện giả định” vì lịch trình không chắc chắn.

明日、(いえ)(かえ)ったら、ゲームをしましょう

→ Đây là “điều kiện khẳng định” vì lịch trình là chắc chắn.

Theo cách này, cần phải đưa ra phán đoán toàn diện bằng cách đánh giá các trạng từ xung quanh, bối cảnh và tình huống.

Tuy nhiên, trong các cuộc trò chuyện giữa người Nhật, chúng tôi không xem xét chúng là “điều kiện giả định” hay “điều kiện xác định“. 😀

Vì vậy, chúng ta hãy ghi nhớ nó như là kiến thức luyện thi nhé.

Danh Từ + Trường hợp của câu khẳng định→Danh từ + だったら、

Câu ví dụ

1.(わたし)がお金持(かねも)ちだったら、東京(とうきょう)(いえ)()います。

Nếu giàu có, tôi sẽ mua nhà ở Tokyo.

Giải thích

Câu này là Aたら、B, và A là một danh pháp (Tính từ đuôi).

Và vì nó là một câu khẳng định, nên hãy thêm だった sau A

【Tính từ đuôiな/Trường hợp của danh từ】

  Khẳng định Phủ định
Hiện tại
Quá khứ Nだったら、 Nじゃなかったら、

Bây giờ, chúng ta hãy chia nhỏ câu này một chút và thử suy nghĩ nhé.

(わたし)はお金持(かねも)ちだ + 東京(とうきょう)(いえ)()います。

(わたし)がお金持(かねも)ちだったら、東京(とうきょう)(いえ)()います。

Sẽ trở thành 2 câu

Tới đây, các bạn có cảm thấy gì không?

.

…..

Câu trả lời chính xác dành cho những ai nghĩ rằng “(わたし)金持(かねも)ちだ lúc đầu đã chuyển thành (わたし)金持(かねも)ちだ !!!!

Thực tế, chủ ngữ của A trong Aたら、B phải là .

Có nhiều lý do khác nhau, nhưng chỉ cần nhớ rằng “たら、 thường lượt bỏ chủ ngữ, nhưng nếu bạn không lượt bỏ chủ ngữ, mà bạn muốn nhấn mạnh nó, thì hãy sử dụng trợ từ “.

Tính từ đuôi い + Trường hợp của câu phủ định →Tính từ đuôi い + くなかったら、

Câu ví dụ

2.(かれ)(わか)くなかったら、このスポーツは出来(でき)なかったでしょう。

Nếu anh không còn trẻ nữa, anh ấy sẽ không thể chơi môn thể thao này nữa.

Giải thích

(わか) là tính từ đuôi

Đây là một thể phủ định vì nó đã thay đổi thành (わか)くなかったら.

(かれ)(わか)くなかった + このスポーツは出来(でき)なかったでしょう。

(かれ)(わか)くなかったら、このスポーツは出来(でき)なかったでしょう。

Khi câu ví dụ này cũng trở thành Aたら、B, chủ ngữ (かれ) chuyển thành (かれ).

【Trường hợp của tính từ đuôi い】

  Khẳng định Phủ định
Hiện tại
Quá khứ Aかった、 Aくなかったら、
【Thể い】 +かったです,【Thể い】 + くなかったです. Ý nghĩa và cách sử dụng. Quá khứ khẳng định và quá khứ phủ định của Tính từ đuôi い [Ngữ pháp N5]

*A・・・Adjective(Tính từ)

Động từ + Trường hợp của câu khẳng định →Vた + たら、

Câu ví dụ

3.(くるま)()ったら、日本(にほん)一周(いっしゅう)旅行(りょこう)()きたいです。

Nếu tôi mua được một chiếc ô tô, tôi muốn đi một chuyến du lịch vòng quanh Nhật Bản.

Giải thích

Tôi không nghĩ là mình có thể nhớ được sự thay đổi đuôi của Vた.

Hãy xem lại bảng dưới đây và các liên kết nhiều lần để hiểu và ghi nhớ được nó thật tốt nhé.

【Trường hợp của động từ】

  Khẳng định Phủ định
Hiện tại
Quá khứ Vた形+たら、 Vない形+なかったら、
Tổng hợp về cách sử dụng và phương pháp phán đoán thể Vた (Quá khứ của động từ). Tóm tắt cách sử dụng và phán đoán Vない. [Ngữ pháp N5]
Cách sử dụng tiếng Nhật của người bản xứ

Điều chúng ta cần lưu ý ở đây là “chủ ngữ đã bị lượt bỏ”.

Tiếng Nhật thường lược bỏ chủ ngữ, nhưng Aたら、B là một trong những ngữ pháp mà chủ ngữ dễ bị lượt bỏ.

Do đó, nếu bạn bận tâm đến chủ ngữ, bạn nên nhấn mạnh nó như 私が.

Nhân tiện, người Nhật khi bạn nghe (わたし)はお金持(かねも)ちだったら、~, nó có vẻ là một câu tiếng Nhật kì lạ.

Tổng kết

  1. Aたら、B → Nếu, đã A…,thì B, A nhất định là thì quá khứ, nhưng nối với thì (thì của động từ) của toàn bộ câu thành B.
  2. Có thể sử dụng B trong Aたら、B để thể hiện ý định của mình (không thể sử dụng Aと、B)
  3. Aたら、B  có “điều kiện giả định” và “điều kiện xác định”
  4. Aたら、B có thể được diễn giải thành Aてから、B → “Điều kiện xác định”
  5. A trong Aたら、B là câu khẳng định → Vた
  6. B trong Aたら、B là câu phủ định →Vない
  7. Khi sử dụng chủ ngữ Aたら、B, không phải sử dụng (わたし)は, mà hãy sử dụng(わたし)が.