Ở đâu/cái nào? tiếng Nhật là gì?→どこ,どれ,どの Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】

Tôi là thầy Shige, là giáo viên dạy tiếng Nhật và cũng là người hổ trợ cho du học sinh Nhật Bản. (*´ω`)
Tôi có một nhóm trên facebook dành cho các bạn đặt bất kỳ câu hỏi nào với người Nhật, chính vì vậy đừng ngần ngại mà hãy đặt thật nhiều câu hỏi ở đấy nhé! (´▽`)

Nhóm Facebook miễn phí. Thảo luận về du học miễn phí.
Minna no Nihongo
Ngữ pháp này là ngữ pháp N5 của JLPT và được giải thích trong “ Minna no Nihongo Bài 3【JLPT N5 Bài 3】Giải thích ngữ pháp và hội thoại tiếng Nhật

Giải thích về 「どこ」、「どれ」、「どのA」 ・・・?

どこ」 dùng cho trường hợp không biết địa điểm là 「Ở đây/Ở đó/ở kia 」、「どれ」 dùng cho trường hợp không biết là 「Cái này/cái đó/cái kia」, 「どのA」 sử dụng cho trường hợp không biết là 「A này/A đó/A kia」.

Khi không biết là 「ここ/そこ/あそこ」 →「どの

→Dùng khi mặc dù biết vật đó nhưng không biết nó ở đâu.

Khi không biết là 「これ/それ/あれ」 →「どれ

→Dùng khi có nhiều đối tượng và mình không biết đến vật đó.

Khi không biết là 「このA/そのA/あのA」→「どのA

→Dùng khi trường hợp biết vật đó nhưng có nhiều đối tượng và mình muốn biết chính xác vị trí của vật.

Tóm tắt

  1. どこ」 dùng cho trường hợp không biết địa điểm là 「Ở đây/Ở đó/ở kia
  2. どれ」 dùng cho trường hợp không biết là 「Cái này/cái đó/cái kia
  3. どのA」sử dụng cho trường hợp không biết là 「A này/A đó/A kia」.
  4. Chúng ta hãy vừa chỉ vào những vật xung quanh cũng như đọc nhiều sách và đọc to lên để nhớ thật kỹ những từ này nhé!
  5. Hãy xem những câu ví dụ, và tạo cho mình thói quen áp dụng những mẫu ngữ pháp đó vào tình huống khác.

Giải thích sâu hơn về 「どこ」、「どれ」、「どのA」

Em không biết cách phân biệt 「どこ」、「どれ」、「どのA

Học sinh

Giáo viên

Đây là dạng câu hỏi khó tuy nhiên trong giao tiếp hằng ngày vẫn rất hay được sử dụng nên chúng ta hãy cùng học nó thôi.

どこ」、「どれ」、「どのA」 được sử dụng khi muốn biết chính xác vật đó cũng như muốn biết địa điểm của vật trong giao tiếp. Chúng ta hãy cùng một lần nữa xem lại cách dùng ở mỗi trường hợp nhé.

Cái này/cái đó/cái kia.Tiếng Nhật là gì?→これ,それ,あれ Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】 Ở đây/ở đó/ở kia. Tiếng Nhật là gì?→ここ,そこ,あそこÝ nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】 Cái này/cái đó/cái kia? tiếng Nhật là gì?→この,その,あの Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】

Theo như những điều được viết ở đây thì 「どれ」→Trường hợp muốn biết về vật、「どこ」→ trường hợp muốn biết địa điểm、「どのA」→ sử dụng cho trường hợp muốn biết chính xác vật nào trong nhiều đối tượng.

Chính vì những từ để hỏi nhìn có vẻ khá giống nhau nên có thể sẽ có nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên nếu ta nhìn thật kỹ thì có thể biết được sự khác nhau đó là こ/そ/あ/ど、こ/そ/あ/ど、このA/そのA/あのA/どのA Những từ này được gọi là đại từ trong tiếng Nhật. Sau này các đại từ này sẽ hay xuất hiện và ta sẽ gặp nhiều trong giao tiếp hằng ngày. Nếu như du học tại Nhật thì ta cũng sẽ hay sử dụng chúng khi sinh sống tại Nhật. Tuy nhiên chính vì đây là những từ hay dễ nhầm lẫn nên hãy chỉ vào thật nhiều đồ xung quanh và phát âm để nhớ những đại từ này nhé!

Câu ví dụ

VD1.

A: 松原まつばらさんのきょうかしょはどれですか?

(Sách giáo khoa của anh Matsuhara là quyển nào vậy?)

B: それです。

(là quyển đó)

Giải thích

Trong đoạn hội thoại lần này, hiện đang có rất nhiều quyển sách giáo khoa và đây là đoạn hội thoại muốn biết sách giáo khoa của Anh B = 松原まつばらlà quyển nào đúng không. (Đương nhiên trường hợp anh Matsuhara là ngôi thứ 3 vẫn có khả năng xảy ra)

Thông thường đối với những vật có khoản cách gần thì ta sẽ trả lời bằng 「これ」, những vật khoản cách xa là 「あれ」 và những vật ở khoản cách vừa phải là 「それ」. Tuy nhiên 「これ/それ/あれ」 không chỉ mang tính chất khoản cách vật lý mà có những trường hợp thể hiện về lĩnh vực mang tính tâm lý. Nếu là lĩnh vực nằm trong phạm vi của bản thân ta sử dụng 「これ」, nếu là lĩnh vực nằm trong phạm vi của đối phương ta sử dụng 「それ」 hoặc trường hợp không thuộc phạm vi cả hai ta sử dụng 「あれ

Phân tích ngữ pháp trong câu 「松原まつばらさんのきょうかしょはどれですか?」

Câu khẳng định:

松原まつばらさんのきょうかしょはそれです。」 

(Sách giáo khoa của anh Matsuhara là quyển đó)

Câu nghi vấn:

松原まつばらさんのきょうかしょはそれですか?

(Sách giáo khoa của anh Matsuhara là quyển đó phải không?)

Câu hỏi sử dụng từ để hỏi:

松原まつばらさんのきょうかしょはどれですか?

(Sách giáo khoa của anh Matsuhara là quyển nào?)

Cách sử dụng của người bản xứ

Khi sử dụng những từ chỉ định 「これ/それ/あれ」 trong giao tiếp bạn hãy tạo cho mình thói quen tưởng tượng xem những vật được chỉ đó đang ở trong ngữ cảnh nào.

Chẳng hạn tôi là người Nhật, khi nghe ví dụ này thì có thể tưởng tượng rằng 「Anh Matsuhara là người B lúc nãy, và trên bàn của người A đang có rất nhiều sách giáo khoa, Anh B đang đứng đối diện cách A khoản 1m

Lý do là、

  • A đang hỏi B = nên khả năng B là anh Matsuhara là 50% ( Người thứ 3 là 50%)
  • どれ」 = Đang cho thấy có nhiều loại sách giáo khoa.
  • Trường hợp có nhiều sách thì khả năng chúng ở trên bàn rất là cao.
  • Nếu chỉ có 2 quyển thì bạn chỉ cần cầm trên hai tay và khi đó nghi vấn từ thích hợp sẽ là  「どっち/どちら
  • それ」 = Khả năng cao là năm trong lĩnh vực người nói đang nói.

Bao nhiêu đó có thể tưởng tượng ra được ngữ cảnh trong ví dụ lần này rồi đúng không nào. Bạn chỉ cần nhớ mẫu ngữ pháp giống như thế này thì có thể dễ dàng tưởng tượng ra ngữ cảnh được nói đến trong đầu thôi. ^^

Ở đâu/cái nào/bên nào/phía nào?tiếng Nhật là gì?→どちらですか?Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】 [Cái nào/ bên nào/ phía nào…?] tiếng Nhật là gì? → どっち,どちら,どちらのほうが. Ý nghĩa và sự khác biệt. [Ngữ pháp N5]
Câu ví dụ

VD2.

A: すみません。日本語にほんごのきょうしつはどこですか?

(Xin lỗi, cho hỏi phòng sách tiếng Nhật ở đâu vậy?)

B: あそこです。

(Ở đằng kia)

Giải thích

Khi hỏi địa điểm ta sẽ thường được nghe câu すみません. Trường hợp được hỏi 「どれ」 thì ta sẽ dùng 「ここ/そこ/あそこ」 để trả lời.

Nếu như con đường được hỏi hơi phức tạp thì tùy vào khoản cách xa gần  mà ta sử dụng 「ここ/そこ/あそこ」 cho đúng, chẳng hạn giống như là 「ここをまっすぐ行って、あそこをひだりきょくがります。」 (Từ đây đi thẳng rồi rẽ trái ở chỗ đó)

[Trên, dưới, trái, phải, trong, ngoài, trước, sau] tiếng Nhật là gì? →上,下,左,右,中,外,前,後ろ giải thích ý nghĩa và cách sử dụng. [Ngữ pháp N5]

VD3.

Aさん: あのほんはだれのですか?

(Quyển sách đó là của ai vậy?)

Bさん: どのほんですか?

(sách nào?)

Aさん: あそこのほんです。

(Quyển sách ở đằng đó đó)

Bさん: あのほん米本よねともさんのほんです。

(Sách đó là sách của chị Yonemoto)

Giải thích

Trường hợp muốn biết câu trả lời là 「このほん/そのほん/あのほん」 thì ta sử dụng 「どのほん」 để hỏi.

Ta sẽ có cách trả lời B đó là 「あそこのほんです。」. Tuy nhiên ở đây có một nghi vấn được đặt ra là 「 nếu dùng「「どのほん」  để hỏi thì ta buộc phải trả lời là 「あのほん」 đúng không?」.Thực tế là 「あのほん」 hay 「あそこのほん」 đều có nghĩa giống nhau cả.

このほん」=「ここのほん

そのほん」=「そこのほん

あのほん」=「あそこのほん

Trả lời cho câu hỏi「Tất cả đều có ý nghĩa giống nhau phải không?

Thì đó là 「Nếu nói chắc chắn thì 「ここの/そこの/あそこのほん」sẽ mang ý nghĩa nhấn mạnh địa điểm hơn.

Hơn nữa theo quan điểm cá nhân của tôi thì tôi nghĩ 「ここの/そこの/あそこのほん」ấy được sử dụng trong giao tiếp, và không thường được sử dụng nhiều trong các văn bản mang tính trang nghiêm như báo hoặc các bài luận.

Cái này là gì? tiếng Nhật là gì?→AのB, これは何の[物]ですか?Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】

VD4.

Aさん: あなたのはどのしゴムですか?

(Cục tẩy của bạn là cái nào?)

Bさん: そのしゴムです。

(Cục tẩy đó)

Aさん: これですか?

(Cái này hả?)

Bさん: そのとなりです。

(Kế bên cái đó)

Giải thích

Thông thường câu trả lời cho「どのA」 ta sẽ sử dụng 「この/その/あのA

Ta vẫn có thể sử dụng được 「それ」 trong câu 「そのしゴム」 mà ý nghĩa vẫn không thay đổi.

Ta cũng có thể bỏ bớt (しゴム) đằng sau (あなたの) để câu trở thành 「あなたのはどのしゴムですか?」. Ngoài ra cũng còn có cách nói khác là 「どれがあなたのしゴムですか?

Tuy rằng ý nghĩa giống nhau nhưng cách nói 「どれがあなたのしゴムですか?」 sẽ tự nhiên hơn và 「あなたのはどのしゴムですか?」 là câu hỏi nhấn mạnh hơn phần 「あなたの

Tôi nghĩ 「これですか?」 thì không có vấn đề gì đặc biệt. Ta cũng có thể hỏi bằng câu cách khác như 「このしゴムですか?」 đúng không nào.

そのとなりです。」 thì hơi khó hiểu một chút, 「その」 đang bổ nghĩa cho 「となり

Tổng kết

  1. どこ」 dùng cho trường hợp không biết địa điểm là 「Ở đây/Ở đó/ở kia
  2. どれ」 dùng cho trường hợp không biết là 「Cái này/cái đó/cái kia
  3. どのA」 sử dụng cho trường hợp không biết là 「A này/A đó/A kia」.
  4. Chúng ta hãy vừa chỉ vào những vật xung quanh cũng như đọc nhiều sách và đọc to lên để nhớ thật kỹ những từ này nhé!
  5. Hãy xem những câu ví dụ, và tạo cho mình thói quen áp dụng những mẫu ngữ pháp đó vào tình huống khác.