~があります&~がいますKhác nhau như thế nào?【Ngữ pháp N5】

Tôi là thầy Shige, là giáo viên dạy tiếng Nhật và cũng là người hổ trợ cho du học sinh Nhật Bản. (*´ω`)
Tôi có một nhóm trên facebook dành cho các bạn đặt bất kỳ câu hỏi nào với người Nhật, chính vì vậy đừng ngần ngại mà hãy đặt thật nhiều câu hỏi ở đấy nhé! (´▽`)

Nhóm Facebook miễn phí. Thảo luận về du học miễn phí.

Nói một cách đơn giản về sự khác nhau giữa~がありますvà~がいます、、、?

Về cơ bản theo nghĩa tiếng Việt cả hai đều mang ý nghĩa là “có”. Tuy nhiên ~がありますsẽ dùng cho vật và ~がいますsẽ dùng cho động vật và con người nhé!

Tổng kết

  1. ~がありますdùng cho những vật không có sinh mệnh、~がいますdùng cho những vật có sinh mệnh
  2. Sẽ có trường hợp ~がありますか?có ý nghĩa giống như「かしてほしい
  3. Chúng ta sẽ gặp nhiều trường hợp câu sử dụng thêm【Nơi chốn】+
  4. Hãy chú ý trường hợp sử dụng「○○さんがあります。」cho người sẽ bị cho là thất lễ.

Cấu trúc ngữ pháp của ~があります ~がいますnhư sau:

Câu khẳng định:

【vật】+が+あります。

【sự việc】+が+あります。

【sinh vật】+が+います。

Ví dụ:

テレビがあります。 (Có cái ti vi.)

まつりがあります。 (Có lễ hội.)

山田やまださんがいます。 (Có chị Yamada.)

Câu phủ định:

【Vật】+が+ありません。

【sự việc】+が+ありません。

【sinh vật】+が+いません。

Ví dụ:

みずがありません。 (Không có nước.)

テストがありません。 (Không có kiểm tra.)

あかちゃんがいません。 (Không có em bé.)

Câu nghi vấn①:

【Vật】+が+あります+か?

【sự việc】+が+あります+か?

【sinh vật】+が+います+か?

Ví dụ:

かねがありますか? Bạn có tiền không?

→はい、あります。Vâng, tôi có.

テストがありますか? Có kiểm tra không?

→いいえ、ありません。 Không, không có.

川嶋かわしまさんがいますか? Có anh Kawashima không?

→いいえ、いません。Không có.

Câu nghi vấn②:

【Cái gì】+が+あります+か?

【Ai】+が+います+か?

Ví dụ:

なにがありますか? Có gì vậy?

→りんごがあります。Có táo

だれがいますか? Có ai vậy?

新井あらいさんがいます。Có ông Arai.

MEMO
Liên quan đến sự khác nhau giữa tôi có viết trong một bài viết khác nên các bạn hãy thử tham khảo trong đường link bên dưới nhé!

URL:

Phân biệt rõ hơn về sự khác nhau giữa ~がありますvà ~がいます

Thầy có thể giải thích cho em sự khác nhau giữa ~があります~がいますđược không ạ?

Học sinh

Giáo viên

Trong tiếng việt không có sự phân biệt động từ này tuy nhiên trong tiếng nhật lại có sự khác nhau đúng không nà?
Vậy thì mình học thôi thầy!

Học sinh

【Vật】+が+あります。

【Vật】ở đây sẽ đại diện cho vật thế nhưng trên thực tế thì sẽ có những vật mơ hồ khó phân biệt nên trong những trường hợp đó bạn hãy cảm nhận thông qua cách nói của người Nhật trong thực tế.

Câu ví dụ

ジュースがありますか? Có nước trái cây không vậy?

はい、あります。Vâng, có ạ.

Giải thích

Câu nghi vấn:

【Vật】+が+あります+か?

【Sự việc】+が+あります+か?

Nói một cách đơn giản thì ta sẽ hỏi ~あります+か+? Cho câu hỏi 「có」hoặc「không」

Cách trả lời đơn giản này chúng ta sẽ sử dụng rất nhiều chính vì thế hãy học thuộc nó nhé. Chúng ta có thể trả lời là「はい。あります。」hoặc chỉ cần「はい。」thôi thì cách nào cũng được cả.

Câu ví dụ

なにがありますか? Có gì vậy?

れいぞうこがあります。Có tủ lạnh.

Giải thích

Câu nghi vấn:

【Cái gì】+が+あります+か?

Khi muốn hỏi đó là cái gì thì câu hỏi sẽ là【Cái gì】+が+あります+か?Thay vào đó nếu muốn hỏi người đó là ai thì ta thay 【Ai】cho【Cái gì】và câu hỏi sẽ là 【Ai】+ が + いますか?

Cách sử dụng của người bản xứ
Đây không chỉ là cách hỏi cho riêng vật và người mà nó còn được sử dụng để hỏi sự việc. Nếu muốn hỏi「ngày nào?」 thì ta sẽ sử dụng câu hỏi chi tiết đó là【なん】. Hơn nữa khi muốn hỏi về dự định thì cách hỏi 、【なんのよてい】(Dự định gì) cũng là cách hỏi hay được sử dụng đúng không nào.

Ví dụ:

1がつ1にちには、なにがありますか? Ngày 1 tháng 1 thì có gì?

正月しょうがつがあります。 Có tết.

12がつ24にちは、なんですか? Ngày 24 tháng 12 là ngày gì?

→クリスマス・イブです。 Là lễ giáng sinh.

なにか予定よていがありますか? Bạn có dự định gì không?

→ありません。 Tôi không.

Làm thế nào để diễn tả cho ngày trong tuần bằng tiếng Nhật? (Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thu, Thứ Sáu, Thứ Bảy, Chủ Nhật) [Minh họa / Nhật Bản]
Câu ví dụ

あそこに学校がっこうがあります。 Đằng kia có trường học.

はい、あります。Vâng, có ạ.

Giải thích

【Nơi chốn】++【Vật】+が+あります

Khi muốn truyền đạt thông tin rằng có gì đó ở đâu thì chúng ta sẽ thêm 【Nơi chốn】+ vào phía trước. Trong hội thoại hay cách kỳ thì thì thông thường người ta sẽ sử dụng đồng thời cả 【Nơi chốn】+ cùng với 【Vật】+が+あります để thể hiện sự「tồn tại」của vật tại vị trí muốn đề cập đến.

Ở đây/ở đó/ở kia. Tiếng Nhật là gì?→ここ,そこ,あそこÝ nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】
Câu ví dụ

時計とけいはそこにありません。 Không có đồng hồ ở đó.

Giải thích

Câu phủ định:

【Vật】+が+ありません。

【Sự việc】+が+ありません。

Cấu trúc ngữ pháp của câu phủ định sẽ giống như trên. Trong phần giải thích ở mục 3 thì mặc dù về cơ bản【Nơi chốn】+ phải đứng trước tuy nhiên trên thực tế thì ý nghĩa của【Vật】++【Nơi chốn】+に+あります vẫn giống với 【Nơi chốn】++【Vật】+が+あります

Cách sử dụng của người bản xứ
【Nơi chốn】++【Vật】+が+ありますhay【Vật】++【Nơi chốn】++あります。Cách nào sẽ được sử dụng nhiều hơn?

Đối với người Nhật thì họ sử dụng cả hai và cách nói nào cũng đều tự nhiên cả.

Tuy nhiên trong những câu văn dài thì cách nói「おいしいお菓子かしが、わたしのおにいさんが10年前ねんまえおしえてくれた東京駅とうきょうえきなかみせにあります。」(Bánh kẹo ngon có ở trong cửa hàng ga Tokyo mà anh trai tôi đã giới thiệu cho tôi cách đây 10 năm.)

sẽ tự nhiên hơn cách nói「わたしのおにいさんが10年前ねんまえおしえてくれた東京駅とうきょうえきなかみせにおいしいお菓子かしがあります。」 (Trong cửa hàng ga Tokyo anh tôi giới thiệu cho tôi cách đây 10 năm có bánh kẹo ngon.)

Về cơ bản ta có thể hiểu thứ tự sẽ trong câu sẽ là

【Thông tin thêm vào như thời gian, địa điểm】+【Vật】+ があります

Cách sử dụng của người bản xứ
~がありますsẽ thể hiện 「tồn tại」và 「sở hữu」

Trước đây ta đã học rằng「Có cục tẩy.」thì có ở đây chỉ sự 「tồn tại」Tuy nhiên tùy vào từng trường hợp mà nó còn mang thêm ý nghĩa sở hữu nữa.

Ví dụ: Trong trường hợp mình muốn mượn cục tẩy.

A: けしゴムありますか?Bạn có cục tẩy không?

B:ありますよ。どうぞ!Mình có đó. Đây này.

Ta có nhiều cách nói cho trường hợp trên chẳng hạn như

Câu hỏi của bạn A「けしゴムありますか?」(Bạn có cục tẩy không) ta có thể hỏi bằng cách khác là「もしけしゴムがあれば、かしてもらえますか?」(Nếu bạn có cục tẩy có thể cho tôi mượn được không), ý nghĩa giống nhau đúng không nào.

Hơn nữa cách nói này không sử dụng cho những bài văn cần sự trang trọng như bài luận chăng hạn, mà nó được dùng nhiều trong giao tiếp hằng ngày.

Và cách nói này thường gặp trong câu phủ định và nghi vấn nhiều hơn trong câu khẳng định. Chính vì thế mà bạn hãy sử dụng cách nói này với bạn của mình đang học tiếng nhật hoặc bạn người Nhật của mình nhé^^

【Người】+が+います

Khi nói tôi +「~があります」 thì có ở đây sẽ là 「Vật vô tri」,「 sinh vật không có hành động như cây cối chẳng hạn 」, 「sự việc」, 「hiện tượng」. Nói tóm lại là người nói muốn nói đến「những vật không có sinh mệnh」. Trong khi đó khi sử dụng「~います」thì sẽ ngược lại.

Ví dụ như 「Con người」 、「động vật」Thêm một điểm tôi muốn các bạn chú ý đó là đối với các phương tiện hoạt động bằng động cơ hay điện như xe hơi, xe buýt, tàu thuyền, máy bay… thì người ta cũng vẫn thường sử dụng 「~がいます

Câu ví dụ

あそこのバスケットボールチームにやまださんがいます。 Trong đội tuyển bóng chày đó có anh Yamada.

Giải thích

Câu khẳng định:

【Nơi chốn】++【sinh vật】+が+います。

Cũng giống như「~があります」, 「~がいます」cũng vậy, ta có thể thêm【nơi chốn】+vào phía trước, chính vì cách diễn đạt này chúng ta sẽ gặp rất nhiều nên bạn hãy làm quen với cách trình bày như thế này nhé.

Câu ví dụ

ねこがここにいません。 Con mèo không có ở đây.

Giải thích

Câu phủ định:

【Sinh vật】++【Nơi chốn】+に+いません

Câu phủ định cũng giống như「~があります」ta có thể thêm【Nơi chốn】+vào câu trả lời.

Và cho dù 【Nơi chốn】+ có đứng trước hay sau chủ ngữ đi nữa thì ý nghĩ vẫn như nhau và cả hai đều được người Nhật hay sử dụng.

Câu ví dụ

そこにタクシーはいますか? Có taxi ở đó không vậy?

はい。います。 Vâng, có.

Giải thích

Câu nghi vấn①:

【Sinh vật】+が+います+か?

【Sự việc】+が+あります+か?

Thông thường câu nghi vấn sẽ không có vấn đề gì đặc biệt, tuy nhiên đối với những từ chỉ định như 「そこ」(Ở đó) thì bạn nên nhớ thật kỹ bởi chúng sẽ có ích cho việc học của chúng ta sau này. Và mặc dù Taxi không phải là sinh vật thế nhưng nó thuộc nhóm vật hoạt động bằng nhiên liệu cũng như điện nên chúng ta dùng「~がいます

[Có ai không? Không có ai cả.] tiếng Nhật là gì? → だれがいますか?だれもいません Giải thích ý nghĩa và cách sử dụng [Ngữ pháp N5]
Câu ví dụ

学校がっこうにだれがいますか? Có ai ở trường học vậy?

→  先生せんせいがいます。 Có giáo viên.

Giải thích

Câu nghi vấn ②:

【Ai】+が+います+か?

Tốt nhất là bạn hãy nhớ thật kỹ điểm khác nhau sau đây, đó làもの=”Cái gì”、生物せいぶつ=”Ai”

Là gì?Ai vậy? tiếng Nhật là gì?→~ですか?&どなた/誰(だれ)ですか?Ý nghĩa, cách dùng của cấu trúc này!【Ngữ pháp N5】
Cách sử dụng của người bản xứ

Cách phân biệt giữa ~があります~がいますthật ra rất đơn giản tuy nhiên vẫn có những bạn sẽ mắc phải lỗi cơ bản đó là sử dụng ~がいますcho vật đó.

Tuy nhiên bạn hãy cố gắng để sử dụng đúng ~がいますđối với trường hợp là người nhé.

Tôi đang nghĩ là 「hình như tôi đang học tiếng Nhật thì phải」tuy nhiên người nhật sẽ không quen với cách nói của người nước ngoài khi dùng cách sử dụng cho vật trong trường hợp đó là người.

(Với những lỗi sai như vậy thì người nghe có thể sẽ nghĩ là 「không biết đối phương có đang học tiếng Nhật không đây」thế nhưng mà dù gì bạn cũng hãy cố gắng đừng để bị sai nhé!)

Cách sử dụng của người bản xứ

Tôi có viết là 「Những vật mà ta cảm giác là có sinh mệnh」có lẽ hơi khó hiểu đúng không nào.

Ví dụ như Robot là sản phẩm công nghiệp nên thông thường người ta sẽ sử dụng ~があります tuy nhiên trong trường hợp những vật giống như Doreamon thì người ta lại dùng ~がいます

Hơn nữa đối với xe hơi, xe buýt… những thứ chạy bằng năng lượng cũng như điện thì không nói là「バスがあります」mà thay vào đó sẽ là「バスがいます。」Tuy nhiên đối với trường hợp xe lăn điện thì sẽ tự nhiên hơn nếu chúng ta dùng ~がありますđấy.

Tổng kết

  1. ~がありますdùng cho những vật không có sinh mệnh、~がいますdùng cho những vật có sinh mệnh
  2. Sẽ có trường hợp ~がありますか?có ý nghĩa giống như「かしてほしい
  3. Chúng ta sẽ gặp nhiều trường hợp câu sử dụng thêm【Nơi chốn】+
  4. Hãy chú ý trường hợp sử dụng「○○さんがあります。」cho người sẽ bị cho là thất lễ.